Bệnh khô mắt ở trẻ em: Cách điều trị bệnh dứt điểm 90%

Bệnh khô mắt ở trẻ em là vấn đề tình trạng sức khoẻ của mắt được bắt gặp nhiều nhất ở trẻ với tỉ lệ 6,6%. Điều này chứng tỏ rằng con em của bạn cũng có thể là “nạn nhân” cho căn bệnh nguy hiểm có thể gây giảm thị lực này. Nếu bắt gặp trẻ có các biểu hiện trong bài viết của matkinhauviet bên dưới đây thì bạn phải có những biện pháp điều trị tốt nhất để không gây hậu quả khôn lường.

Bệnh khô mắt ở trẻ em là căn bệnh ảnh hưởng như thế nào?

Bệnh khô mắt ở trẻ em
Bệnh khô mắt ở trẻ em

Bạn có thể hiểu đơn giản rằng mỗi khi chớp mắt thì sẽ có một lớp nước được quét đều bề mặt nhãn cầu, loại nước này có khả năng bôi trơn mắt và giúp mắt trẻ không bị khô. Do điểm xuất phát của nước mắt là màng nước mắt, vì thế màng này cần được giữ và bảo vệ nguyên vẹn tránh gây bệnh.

Tuy nhiên nếu do một vài nguyên nhân nào đó khiến màng nước mắt hoạt động không đạt năng suất sẽ khiến nhãn cầu dần bị khô do thiếu nước. Từ đó sinh ra bệnh khô mắt ở trẻ em, đây là căn bệnh đa yếu tố đến các đơn vị chức năng của toàn bộ nhãn cầu.

Nếu để lâu căn bệnh có thể phá hỏng thị lực và ảnh hưởng rất lớn đến khả năng nhìn của trẻ nếu không được khắc phục sớm. Từ đó dẫn đến các căn bệnh nặng nề hơn như viêm, hỏng mắt, đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng,…

Nguyên nhân gây nên bệnh khô mắt ở trẻ em cha mẹ cần biết

nguyên nhân bệnh khô mắt ở trẻ em
Nguyên nhân bệnh khô mắt ở trẻ em

Do thiếu lượng vitamin A trong bữa ăn

Phần lớn thủ phạm dẫn đến bệnh khô mắt ở trẻ em chính là do sự thiếu hụt vitamin A trong các bữa ăn hàng ngày. Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia trực tiếp vào quá trình bảo vệ sự ổn định cho lượng nước mắt được tiết ra. Ngoài ra vắng vitamin A ở trẻ còn có thể sinh ra bệnh quáng gà.

Bệnh khô mắt ở trẻ em bắt nguồn từ dị ứng thuốc kháng histamin

bệnh khô mắt ở trẻ em do dị ứng thuốc kháng histamin
Bệnh khô mắt ở trẻ em do dị ứng thuốc kháng histamin

Nếu như trẻ cần sử dụng thuốc kháng histamin thì phụ huynh cũng cần nên hạn chế vì tác dụng phụ của loại thuốc này là gây khô mắt. Không những vậy mà nó còn tác động khiến làn da nhợt nhạt thiếu sức sống và thiếu độ ẩm.

Ngoài các chứng bệnh khô mắt ở trẻ em thì bệnh khô mắt ở người già cũng được các bậc làm con cái cũng vô cùng quan tâm. Nếu bạn không phát hiện kịp thời sớm thì liệu sẽ gây” mù lòa” cho mắt? Tìm hiểu ngay

Khô mắt có thể là biểu hiện của bệnh viêm giác mạc

Bệnh khô mắt ở trẻ em rất có nguy cơ cao là biểu hiện của các căn bệnh về mắt nguy hiểm khác, đặc biệt là viêm giác mạc hay còn gọi là đau mắt đỏ. Ngoài triệu chứng khô mắt thì trẻ còn có thể gặp nhiều biểu hiện khác như đau rát mắt, chảy nước mắt, cộm mắt,…

Do ngày nay trẻ sử dụng điện thoại quá sớm khiến mắt bị ảnh hưởng 

bệnh khô mắt ở trẻ em sử dụng điện thoại
Bệnh khô mắt ở trẻ em sử dụng điện thoại

Một lý do đặc trưng khiến cha mẹ phải gật đầu đồng ý chính là do trẻ tiếp xúc với công nghệ quá sớm và sử dụng điện thoại quá nhiều. Các tia ánh sáng xanh từ màn hình có thể khiến trẻ bị cận thị, nặng hơn là các căn bệnh nghiêm trọng về mắt. Ngoài ra do trẻ thường có thói quen mở to mắt khi xem điện thoại nhưng không chớp mắt, từ đó khiến mắt bị khô.

Dấu hiệu sớm báo hiệu bệnh khô mắt cha mẹ cần biết

Bệnh mắt khô nhuyễn giác mạc

Bệnh mắt khô nhuyễn giác mạc
Bệnh mắt khô nhuyễn giác mạc

Trước khi phát hiện bệnh khô mắt thì trẻ có thể sẽ bị khô nhuyễn giác mạc trước tiên hoặc có dấu hiệu khô lòng đen của mắt. Nếu như thông thường trẻ em sẽ có đồng tử ướt và đen nhánh thì đối với trẻ mắc bệnh sẽ có màu đục và bề mặt sần sùi.

Nếu không được điều trị sớm thì đồng tử sẽ dễ dàng trở nên bị lở loét và nhiễm trùng tạo các lỗ thủng. Hậu quả nghiêm trọng hơn là dẫn đến tình trạng mất thị lực vĩnh viễn hoặc phải cắt bỏ nhãn cầu trên cơ thể.

Bệnh quáng gà ở trẻ

Dấu hiệu sớm đặc trưng của bệnh khô mắt ở trẻ đó là bệnh lý quáng gà gây khó khăn trong sinh hoạt, đặc biệt là vào buổi tối. Điều này khiến tầm nhìn bị ảnh hưởng, nhìn đôi nhìn ba và thậm chí phải mò theo tường để di chuyển khi thiếu ánh sáng.

Bệnh mắt khô giác mạc

Bệnh mắt khô giác mạc
Bệnh mắt khô giác mạc

Giai đoạn sau của bệnh quáng gà chính là tình trạng khô giác mạc, thay vì lòng trắng ướt thì trẻ mắc bệnh sẽ có đôi mắt khô và sần sùi, không bóng loáng như ban đầu. Dần dần lòng trắng sẽ bắt đầu chuyển sang màu đục hoặc màu xám hay vàng.

Biểu hiện đặc trưng của trẻ khi bị bệnh khô mắt

Cha mẹ rất dễ để nhận biết trẻ đang mắc bệnh khô mắt thông qua một số hiểu hiện rõ rệt như sau:

  • Mắt trẻ trở nên nóng rát, hay ngứa khiến trẻ phải dụi mắt thường xuyên.
  • Mắt trẻ khó tập trung, mệt mỏi.
  • Tròng trắng mắt bị đỏ ngầu.
  • Trẻ nhạy cảm hơn với ánh sáng, phải nheo mắt dù chỉ là một tia sáng nhỏ.
  • Thường xuyên chảy nước mắt không lý do.
  • Dẫn đến tình trạng cơ thể bị suy nhược, khó sinh hoạt hàng ngày.

Các biện pháp chữa bệnh khô mắt ở trẻ em đáng tin cậy

Sử dụng thuốc nhỏ mắt để cấp ẩm cho đôi mắt trẻ

Sử dụng thuốc nhỏ
Sử dụng thuốc nhỏ

Khi bạn thấy trẻ bắt đầu có các dấu hiệu của bệnh khô mắt thì nên điều trị bệnh càng sớm càng tốt tránh bệnh chuyển biến nặng nề hơn. Cách chữa bệnh đầu tiên và an toàn nhất bạn có thể sử dụng là dùng thuốc nhỏ mắt cho trẻ nhỏ. Các loại thuốc nhỏ mắt đạt chuẩn sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc tăng độ ẩm cho đôi mắt bị khô, bạn có thể sử dụng:

  • Bệnh khô mắt ở trẻ có thể được điều trị bởi thuốc nhỏ mắt chứa corticoid và thuốc nhỏ Cyclosporine.
  • Có thể sử dụng thuốc uống Tetracyclin, Doxycyclin.
  • Ngoài ra phụ huynh có thể dùng các loại thuốc kháng sinh được bác sĩ khuyên dùng.

Sử dụng một số cách điều trị đơn giản nhưng hiệu quả tại nhà

Sử dụng một số cách điều trị đơn giản
Sử dụng một số cách điều trị đơn giản

Bên cạnh việc sử dụng một số loại thuốc chữa trị thì bạn còn có thể áp dụng các phương pháp chữa bệnh khô mắt ở trẻ em tại nhà như sau:

  • Phụ huynh nên hạn chế thời gian trẻ tiếp xúc với điện thoại hay cũng có thể giảm thời gian đọc sách. Sau 15 phút xem điện thoại hãy để mắt nghỉ ngơi 5 phút.
  • Cho trẻ ngừng “say mê” điện thoại hãy tổ chức nhiều hoạt động vui chơi ngoài trời để trẻ được tiếp xúc với không khí trong lành nhiều hơn.
  • Nên mua những thiết bị cấp ẩm để trong nhà để tăng độ ẩm cho mắt, đẩy lùi bệnh.
  • Đặc biệt tránh những làn khói độc hại bay vào mắt trẻ, điển hình là khói thuốc lá.
  • Nên sử dụng kính râm, kính đổi màu,… khi trẻ đi ra đường hay gặp ánh nắng gay gắt.

Biến chứng nặng nề nếu không chữa trị bệnh kịp thời

Bệnh khô mắt ở trẻ em là bệnh lý ở mắt mà chúng ta không nên xem thường, nếu không điều trị đúng cách có thể sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khiến thị lực ngày càng mờ trầm trọng hơn. Ngày nay các biến chứng phổ biến nhất chính là:

  • Mắt bị quáng gà: Quáng gà vừa là dấu hiệu sớm mà vừa là biến chứng của bệnh khô mắt ở trẻ, cha mẹ cần lưu ý về căn bệnh này.
  • Mắt bị khô lòng trắng: Lòng trắng bị khô khiến cho đôi mắt trở nên thiếu sức sống và nhạy cảm hơn nhiều khi gặp ánh sáng.
  • Mắt bị khô lòng đen: Biến chứng này vô cùng nguy hiểm khi là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực, thậm chí là mù loà.

Cách phòng bệnh khô mắt ở trẻ em để tránh nguy cơ giảm thị lực

Mắt của trẻ luôn non nớt và dễ bị ảnh hưởng, cha mẹ nên quan tâm và có các cách phòng bệnh cho trẻ để bảo vệ tối đa thị lực mắt. Cách phòng bệnh đầu tiên và tốt nhất chính là bổ sung cho các bữa ăn lượng vitamin A cần thiết, chất dinh dưỡng này rất có lợi trong việc tiết nước mắt nhiều hơn.

Tránh cho trẻ dụi mắt quá nhiều, mặc dù không gặp bệnh nhưng hành vi dụi mắt của trẻ có thể sinh bệnh khô mắt vì đôi tay chứa nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Tiếp xúc nhiều với mắt có thể bị lây nhiễm và dễ dàng nảy sinh nhiều bệnh nghiêm trọng khác.

Các câu hỏi liên quan về bênh khô mắt ở trẻ em 

Bệnh khô mắt ở trẻ em có liên quan đến các bệnh khác không?

Bệnh khô mắt ở trẻ em có thể liên quan đến một số bệnh khác, ví dụ như:

  • Viêm mắt cấp: Viêm mắt cấp có thể gây ra khô mắt ở trẻ em. Viêm mắt cấp thường do vi khuẩn hoặc virus gây ra và có thể dẫn đến việc sử dụng thuốc nhỏ mắt thường xuyên, làm tăng nguy cơ khô mắt.
  • Viêm mạc mắt: Viêm mạc mắt có thể xảy ra do dị ứng hoặc vi khuẩn. Viêm mạc mắt có thể dẫn đến sự cản trở lưu thông dịch mắt, gây ra khô mắt.
  • Bệnh đường tiểu đường: Bệnh đường tiểu đường có thể dẫn đến khô mắt do tác động của mức độ đường huyết không ổn định và tình trạng viêm.
  • Bệnh thần kinh tọa: Một số trẻ em bị bệnh thần kinh tọa có thể gặp phải các vấn đề về nước mắt, bao gồm cả khô mắt.
  • Bệnh lý tuyến nước mắt: Bệnh lý tuyến nước mắt có thể gây ra khô mắt do ảnh hưởng đến khả năng sản xuất dịch nước mắt.
  • Thuốc hoặc chất lạ trong mắt: Sử dụng thuốc hoặc bị bắn vào mắt các chất lạ có thể gây ra khô mắt ở trẻ em.

Tuy nhiên, không phải lúc nào bệnh khô mắt ở trẻ em cũng liên quan đến các bệnh khác. Trong nhiều trường hợp, khô mắt ở trẻ em có thể do môi trường khô, sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều, hoặc do sử dụng thuốc nhỏ mắt không đúng cách. Nếu trẻ em của bạn có triệu chứng khô mắt, nên đưa trẻ đến bác sĩ để được khám và chẩn đoán chính xác.

Những trẻ em nào có nguy cơ cao mắc bệnh khô mắt?

trẻ em nào có nguy cơ cao mắc bệnh khô mắt?
trẻ em nào có nguy cơ cao mắc bệnh khô mắt?

Một số trẻ em có nguy cơ cao mắc bệnh khô mắt bao gồm:

  • Trẻ em dưới 5 tuổi: Trẻ em dưới 5 tuổi thường khó nhận biết triệu chứng khô mắt và có thể không biết cách chủ động bảo vệ mắt của mình. Vì vậy, trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh khô mắt hơn so với những đối tượng khác.
  • Trẻ em sử dụng thiết bị điện tử: Trẻ em sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều có thể dẫn đến khô mắt. Đây là vì khi sử dụng thiết bị điện tử, trẻ em thường ít nháy mắt hơn so với thường xuyên làm việc khác, dẫn đến việc giảm sản xuất dịch nước mắt.
  • Trẻ em sống ở môi trường khô: Trẻ em sống ở những khu vực khô hạn, nhiệt độ cao, độ ẩm thấp có nguy cơ cao mắc bệnh khô mắt hơn.
  • Trẻ em dị ứng: Trẻ em có dị ứng thường xuyên hoặc bị bệnh dị ứng khác như viêm mũi dị ứng hay viêm da dị ứng có thể dẫn đến khô mắt.
  • Trẻ em bị tiểu đường: Trẻ em bị tiểu đường có nguy cơ cao hơn mắc bệnh khô mắt do tình trạng đường huyết không ổn định.
  • Trẻ em dùng thuốc nhỏ mắt: Trẻ em sử dụng thuốc nhỏ mắt không đúng cách hoặc dùng thuốc nhỏ mắt có corticoid có thể dẫn đến khô mắt.

Nếu trẻ em của bạn thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh khô mắt, hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ định kỳ và tư vấn về cách bảo vệ mắt để tránh mắc bệnh khô mắt cách điều trị sớm nhất.

Có cần phải đưa trẻ đi khám nếu bị khô mắt và khi nào thì cần đưa trẻ đi khám?

Nếu trẻ bị khô mắt, bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời để tránh các biến chứng có thể gây hại cho mắt.

Nếu trẻ có một hoặc nhiều triệu chứng khô mắt như đỏ, ngứa, khô, đau hoặc cảm giác cát trong mắt, rụng lông mi, nhạy cảm với ánh sáng, bị mờ mắt, nước mắt ít hoặc nhiều nhưng không ổn định thì cần đưa trẻ đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị.

Ngoài ra, nếu trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh khô mắt hoặc tiền sử bệnh liên quan đến mắt, bạn nên đưa trẻ đi khám định kỳ và tư vấn về cách bảo vệ mắt.

Điều quan trọng là nên đưa trẻ đi khám bác sĩ định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe của mắt của trẻ và phát hiện các vấn đề liên quan đến mắt kịp thời.

Bệnh khô mắt ở trẻ em rất phổ biến tại Việt Nam, nếu trẻ không có chế độ sinh hoạt lành mạnh rất dễ gặp bệnh. Do đó cha mẹ nên am hiểu kỹ càng về căn bệnh này để tránh sự chuyển biến nặng nề hơn gây ảnh hưởng thị lực vĩnh viễn. Hy vọng qua bài viết của matkinhauviet có thể giúp bạn bổ sung thêm nhiều kiến thức hữu ích hơn.

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *