Mắt kính là vật dụng vô cùng quen thuộc trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, ít ai nắm rõ về quá trình phát triển của mắt kính. Để hiểu rõ hơn về nguồn gốc cũng như quá trình phát triển của mắt kính, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Mắt kính là gì?
Trước khi khám phá về quá trình phát triển của mắt kính, chúng ta cần hiểu rõ khái niệm về mắt kính là gì? một vật dụng thiết yếu. Mắt kính (kính đeo mắt) là một loại vật dụng có thiết kế bao gồm hai thấu kính trong suốt (được làm từ thủy tinh hoặc nhựa cứng) được đặt trong khung dùng để đeo trước mắt, có một mối nối ở giữa để cố định 2 tròng kính tại sống mũi và hai thanh để tựa vào tai.
Người ta sử dụng kính mắt để chữa các tật về mắt như cận thị, viễn thị và loạn thị. Ngoài ra, đây cũng là món phụ kiện thời trang không thể thiếu để thể hiện cá tính của mỗi người.
Nguồn gốc của kính đeo mắt là gì?
Sự ra đời chiếc mắt kính đầu tiên
Để hiểu rõ quá trình phát triển của mắt kính phải kể đến chiếc mắt kính đầu tiên có mặt trên thế giới. Vào khoảng năm 1290, những chiếc kính mắt đầu tiên được ra đời ở miền Nam của Châu Mỹ. Mắt kính được nghiên cứu và sản xuất dựa vào ứng dụng của nguyên lý “thấu kính lồi”. Khi đó, gọng kính chỉ bao gồm hai kính lúp được gắn lại với nhau bằng một tay cầm để kính có thể kẹp vào mũi (đây còn được gọi với tên khác là “kính đeo đinh tán”). Loại kính này được dùng để đọc những cuốn sách có chữ nhỏ từ khoảng cách thông thường.
Theo ghi chép, sự ra đời của cặp mắt kính này được khám phá tại Hy Lạp thời cổ đại, trước thời Thiên Chúa.
Ý tưởng chế tạo ra mắt kính
Ở thời điểm ấy, một nhà Toán học – Vật lý gia tên Archimedes đã chế tạo ra một tấm gương với mục đích đốt cháy đoàn tàu của người La mã trên biển khơi. Từ sự khám phá tuyệt vời này, Gaius Plinius Secundus – một trí thức gia người Ý đã chế tạo một hộp nhỏ bằng kính, trong đó có nước. Qua làn nước đó, ta có thể nhìn thấy chữ viết thật rõ hơn nhưng nó vẫn chưa hoàn hảo. Đến thời kỳ sau Thiên Chúa, nhà Toán học Claudius Ptolemaeus đã nghiên cứu thêm về kiến thức quang học cho vấn đề này.
Tiếp đến là một người Ả Rập đã viết một cuốn sách nhằm làm rõ về sự phản chiếu và phương pháp để tăng thị lực. Và cuối cùng là nhà Thiên văn học – Toán học người Hà Lan, Willebrord Snell đã cho in ra một bộ sách có tổng cộng 5 tập viết về “Quy luật Khúc Xạ Ánh Sáng”.
Mãi cho đến thế kỷ 13, người ta đã nghiên cứu thêm và chế tạo ra nhiều cặp kính tiện lợi hơn để gắn thẳng vào mắt. Tính đến thời điểm hiện nay, tại Tu Viện San Nicolo (gần Venedig) còn giữ những cặp mắt kính đầu tiên.
Sự xuất hiện của cặp mắt kính có gọng đầu tiên
Quá trình phát triển của mắt kính có gọng diễn ra như thế nào? Cặp mắt kính có gọng đầu tiên (chỉ là sợi dây buộc vòng quanh đầu) xuất hiện vào cuối thế kỷ 16. Các nhà truyền giáo từ Tây Ban Nha đã mang các cặp kính này sang Châu Á. Và cứ như thế, lịch sử của cặp mắt kính đã kéo dài đến 500 năm.
Dần dần đến năm 1466, một cửa tiệm kinh doanh mắt kính đầu tiên của thế giới được ra đời tại Strasbourg (thuộc miền Đông nước Pháp).
Quá trình phát triển của mắt kính
Thấu kính trong những chiếc kính đeo mắt được làm từ các loại máy thổi thủy tinh. Những thấu kính này có độ dày khác nhau và được sản xuất dựa trên việc kiểm tra thị lực một cách thô sơ. Cho đến những năm 1700 – thời điểm có những thay đổi vượt bậc trong quá trình phát triển của mắt kính. Trong thời gian này, mắt kính ngày càng trở nên đơn giản và thuận tiện hơn cho người sử dụng nhờ sự nâng cấp trong thiết kế với gọng đeo cài qua tai.
Chiếc kính nổi tiếng nhất tại thời điểm đó là “Martin’s Margins”, chiếc kính được chế tạo bởi nhà phát minh Benjamin Martin. Đây chính là chiếc kính đi đầu trong việc theo đuổi sự phát triển thấu kính mỏng và có gọng viền hỗ trợ.
Sau bước phát triển của kính đeo qua tai, những thay đổi mới về kính bắt đầu gia tăng. Benjamin Franklin đã tiếp tục phát minh ra thấu kính có hai tròng, hỗ trợ tốt hơn cho cả người bị cận và viễn thị. Trong đó, họ có thể sử dụng một cặp kính thay vì hai kính. Lúc đầu, ông đã thiết kế loại mắt kính này bằng cách cắt đôi ống kính và ghép chúng lại với nhau.
Một loại kính khác khá nổi bật trong thời gian này là “kính kéo”. Đây là loại kính có thể cất trong túi và dễ dàng lấy ra khi cần thiết. Một số người không thích đeo kính cả ngày, vì vậy những chiếc “kính kéo” bỏ túi có thể gấp lại rất được ưa chuộng ở thời điểm ấy.
Những cải tiến hiện đại
Cho đến thế kỉ 19, mắt kính vẫn được làm thủ công và không phải ai cũng có thể sở hữu chúng. Khi cuộc cách mạng công nghiệp bùng nổ và việc sản xuất hàng loạt các loại gọng kính và thấu kính đã đẩy nhanh quá trình phát triển của mắt kính, giúp cho những người đi làm có thể cải thiện thị lực một cách dễ dàng hơn.
Đầu những năm 1800 cũng là lúc nhân loại chứng kiến sự ra đời của thấu kính hình trụ đặc biệt với công dụng điều chỉnh loạn thị. Công nghệ thấu kính phát triển và việc kê đơn chính xác hơn đã tạo nền tảng vững chắc để cho ra đời những gọng kính được thiết kế thời thượng và phong cách vào những năm 1900.
Ở thời điểm này, gọng kính ra đời với các hình dạng, màu sắc và chất liệu khác nhau tạo sự đa dạng lựa chọn cho những người muốn sở hữu kính phù hợp với các đường nét trên khuôn mặt, màu mắt hay trang phục của họ.
Đơn cử, Theodore Roosevelt đã từng đeo kính pince-nez. Đây là loại kính không có gọng mà thay vào đó, nó được cố định với một chiếc kẹp mũi. Những chiếc kính này khá rất nổi tiếng và được sử dụng rộng rãi vào đầu thế kỷ này.
Tất cả gọng kính trong giai đoạn này không còn theo quy chuẩn làm bằng gỗ, kim loại hay gọng sừng nữa. Một bước tiến mới trong thiết kế đã tạo ra sự đột phá về diện mạo của chiếc kính đeo mắt: nguyên liệu nhựa phát triển và được tận dụng để sản xuất gọng kính với đủ loại hình dạng và kích cỡ.
Hiện nay mắt kính đã phát triển ra sao?
Hiện nay, quá trình phát triển của mắt kính đã thay đổi như thế nào? Sau quá trình phát triển của mắt kính đầy thăng trầm thì đến thế kỷ 20, mắt kính chính thức lên ngôi và được sử dụng phổ biến cho đến ngày nay.
Mặc dù chiếc kính râm lần đầu tiên được cải tiến ở Trung Quốc vào thế kỷ 12 nhưng chúng không có tác dụng bảo vệ thị giác hay tránh những ảnh hưởng bởi ánh nắng mặt trời. Qua quá trình thử nghiệm với những loại thấu kính màu khác nhau của các nhà khoa học thì chỉ vào những năm 1900, kính râm màu mới ra đời. Loại kính này được sử dụng trong những trường hợp người đeo bị nhạy cảm với ánh sáng do các tình trạng bệnh lý gây ra.
Theo thời gian, loại kính này không chỉ được sử dụng trong lĩnh vực y tế mà còn lan rộng ra nhiều lĩnh vực. Bắt đầu từ năm 1929, kính râm được sản xuất hàng loạt với công dụng chống nắng và giảm chói, được đông đảo người dân ưa chuộng.
Đến năm 1980, thấu kính nhựa chính thức ra đời. Chúng ít bị vỡ hay trầy xước hơn và chúng được sản xuất mỏng, nhẹ hơn hơn so với những kính loại trước đó. Nhờ bước tiến của công nghệ hiện đại, quá trình phát triển của mắt kính lại tiếp tục được cải tiến với lớp phủ bảo vệ bên trên bề mặt giúp giảm độ chói cũng như tia UV.
>>> Có thể bạn quan tâm đến: Cách chọn kích thước mắt kính giúp bạn tỏa sáng
Lời kết
Những thắc mắc về quá trình phát triển của mắt kính quen thuộc đã được chia sẻ chi tiết thông qua bài viết kể trên. Hy vọng với những thông tin mà matkinhauviet tổng hợp, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về vật dụng hữu ích này và lựa chọn cho mình một chiếc mắt kính phù hợp với nhu cầu cũng như sở thích của bản thân.