Cận thị nặng là tình trạng bệnh lý ở mắt hiện đang có nhiều người gặp phải khi độ cận cứ tăng liên tục. Nếu bệnh ngày càng tiến triển nặng nề hơn thì không những ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm. Vậy làm sao để xác định bạn có bị cận nặng hay không? Tầm nhìn sẽ hạn chế ra sao nếu cận nặng? Cùng matkinhauviet tìm hiểu nhé.
Cận thị là bệnh mắt như thế nào?
Cận thị là sự giảm thị lực ở mắt, khi này người bệnh không thể nhìn rõ các vật ở khoảng cách xa nhất định, chỉ có thể quan sát thấy các vật ở gần. Độ cận càng cao thì điểm cực viễn sẽ càng gần, tức khoảng cách có thể nhìn rõ sẽ càng ngắn lại hơn. Điều này là do hình ảnh hội tụ trước võng mạc, trong khi mắt sáng rõ hình ảnh sẽ hội tụ trong võng mạc.
Mặc dù nguyên nhân phổ biến và chính xác nhất giải thích cho vấn đề người cận thị ngày càng tăng nhanh vẫn chưa có câu trả lời xác định rõ ràng. Tuy nhiên các bác sĩ nhãn khoa đã đưa ra luồng ý kiến rằng điều này xuất phát từ việc mắt mệt mỏi và suy yếu khi tiếp xúc với điện thoại, máy tính quá nhiều. Đó là nguyên nhân hàng đầu nhưng đi kèm còn nhiều lý do khác, trong đó có sự di truyền của cận thị.
Các mức độ cận thị được chia theo nhóm
Một khi mắc đã bị cận thị thì mức độ cận sẽ ngày tăng theo thời gian, sự phát triển nhanh chóng hơn nếu người bệnh không áp dụng các phương pháp điều trị. Đồng thời mỗi người đều sẽ rơi vào từng độ cận khác nhau tùy vào tình trạng. Dựa vào các độ cận thị mà được chia thành 4 nhóm như sau:
- Cận thị nhẹ: Dưới 3.00 Diop
- Cận thị trung bình: Từ 3.00 – 6.00 Diop.
- Cận thị nặng: Từ 6.00 – 10.00 Diop.
- Cận thị cực đoan: Trên 10.00 Diop.
Ngoài ra các dạng cận thị còn được chia thành nhiều loại khác nhau như cận đơn thuần, cận tạm thời, cận ban đêm và cận thoái hoá. Trong đó, cận thoái hoá là loại cận nguy hiểm nhất khi gây ra nhiều biến chứng, nếu không điều trị kịp thời sẽ vô cùng nguy hiểm. Còn loại cận không nguy hiểm nhất là cận thị tạm thời hay cận thị giả, các triệu chứng chỉ kéo dài trong thời gian ngắn và dễ điều trị.
Từ đó, chúng ta có thể thấy rằng khó có thể đưa ra con số chính xác cho câu hỏi cận thị nặng nhất là bao nhiêu. Bởi mắt người không dừng cận ở một mức độ nhất định mà còn có thể cận lên đến vài chục độ. Mắt được xác định là mù nếu cận đến 50.00 Diop vì khi này khoảng nhìn rõ chỉ có 2cm, dù đeo kính thị lực cũng rất yếu.
Mắt cận thị đến bao nhiêu độ gọi là nặng?
Qua 4 nhóm độ cận đã được chia sẻ bên trên thì khi mắt người cận từ 6.00 Diop trở lên thì sẽ được gọi là cận thị nặng. Ngoài ra nếu độ cận từ 10.00 Diop thì không chỉ là cận đơn thuần nữa mà sẽ liên quan đến tình trạng thoái hoá phần sau nhãn cầu. Khi này khả năng cao sẽ gặp các biến chứng mắt nghiêm trọng. Do đó, người bệnh cần hết sức quan tâm đến việc kiểm soát độ cận.
Mức độ cận thị nặng nhất của mắt là bao nhiêu?
Thực tế thì không có giới hạn cụ thể cho tình trạng cận thị. Có bệnh nhân cận chỉ dưới 10.00 Diop nhưng cũng có nhiều trường hợp cận lên đến vài chục Diop. Do tật cận thị được chia ở nhiều dạng khác nhau nên mức cận của người bệnh cũng sẽ không tương đồng nhau. Trong đó cận thị thoái hoá được đánh giá là nguy hiểm nhất, dù có chỉnh kính thì thị lực lấy lại cao nhất vẫn là 8/10, thậm chí là 3/10.
Đặc biệt cũng có một số trường hợp cận thị bẩm sinh do di truyền, tức trẻ đã bắt đầu cận khi chưa đến độ tuổi đi học nên độ tăng rất nhanh. Đây cũng là một dạng của cận thị thoái hoá khi có thể cận lên đến 20.00 – 25.00 Diop. Khi này khả năng cao gặp các bệnh nguy hiểm, đặc biệt là nhược thị hoặc mù lòa vĩnh viễn.
Mặc dù khó có thể xác định được đâu là con số cụ thể, tuy nhiên có thể cho rằng 50.000 Diop là số cận nặng nhất và gây mù loà. Tuy nhiên rất hiếm ai có thể cận lên đến mức độ này, nhưng người nào đang cận thị thì vẫn nên đề phòng.
Các bệnh lý thường gặp nhất khi bị cận thị nặng
Có thể nhiều người bệnh đang chủ quan về tình trạng cận thị nặng mà không hề hay biết rằng bệnh có thể gây ra nhiều bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Theo thống kê ghi nhận một số căn bệnh có thể mắc phải khi cận nặng như nhược thị, lác ngoài hoặc lác luân phiên, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, thoái hoá võng mạc, bong hoặc rách võng mạc,…
Mắt cận bao nhiêu độ tầm nhìn sẽ bị hạn chế hoàn toàn?
Theo như các bác sĩ nhãn khoa, tầm nhìn sẽ bị hạn chế hoàn toàn khi người bệnh có độ cận lên đến 50.00 Diop. Khi này những vật cách mắt chỉ khoảng 2cm cũng không thể nhìn rõ được, thị giác vẫn rất yếu kể cả khi đã điều chỉnh kính. Ngoài ra khi độ cận lên đến 20.00 Diop thì mắt đã có khả năng mắc phải một số bệnh lý như đục thuỷ tinh thể, thoái hoá võng mạc, nhược thị, bong võng mạc,… Bệnh trở nên khó điều trị và dễ mù lòa trước khi đạt đến độ cận 50.00 Diop.
Để tránh trường hợp nguy hiểm này người cận thị nặng cần có biện pháp đề phòng bằng cách đi khám mắt định kỳ 6 tháng / lần để các chuyên gia kịp thời có hướng điều trị. Không những cận nặng mà người cận thị, cận trung bình cũng nên lưu ý việc này vì chắc chắn sẽ bảo vệ mắt bạn tốt nhất.
Mắt cận bao nhiêu độ thì nên đeo kính?
Do việc đeo kính cận đối với một số người là không những bất tiện mà còn giảm tính thẩm mỹ trên gương mặt. Do đó họ hay thắc mắc rằng có nên đeo kính hay không và cận đến bao nhiêu độ thì mới đeo kính. Tùy vào tình trạng của mỗi người mà sẽ có câu trả lời khác nhau, thông tin dưới đây là cụ thể nhất:
- Cận thị 0.25 Diop: Mức độ cận rất nhẹ, không ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt cuộc sống nên không cần đeo kính.
- Cận thị 0.5 Diop: Mặc dù đôi lúc khó nhìn rõ ở khoảng cách xa nhưng thị lực vẫn còn rất tốt, không cần đeo kính.
- Cận thị 0.75 Diop: Ở khoảng cách xa thì có thể đeo kính để nhìn rõ hơn.
- Cận thị 1.00 Diop: Khi này bạn nên đeo kính trong một số công việc như nhìn xa, lái xe, sử dụng thiết bị điện tử,…
- Cận thị 1.5 Diop: Các bác sĩ khuyến cáo nên đeo kính thường xuyên hơn tránh bất tiện.
- Cận thị 2.00 Diop: Khi làm việc hoặc học tập bắt buộc phải đeo kính.
- Cận thị 3.00 Diop trở lên: Nên đeo kính liên tục giúp mắt dễ dàng điều tiết. Nếu không sử dụng thường xuyên độ cận sẽ tăng nhanh và có nguy cơ dẫn đến thoái hoá võng mạc.
Các hệ lụy có thể xảy ra nếu mắt bị cận thị nặng
Thị lực giảm nghiêm trọng, người bệnh bị cận thị nặng rất dễ phát sinh các hệ lụy nguy hiểm như sau:
- Nhược thị: Biến chứng phổ biến và ảnh hưởng lớn đến mắt, tập trung chủ yếu ở các đối tượng có sự chênh lệch độ lớn giữa hai mắt. Dù dùng kính hay phẫu thuật vẫn khó lấy lại thị lực 10/10.
- Lác luân phiên hoặc lác ngoài: Cận nặng khiến mắt giảm khả năng phối hợp điều tiết cơ mắt gây ra tình trạng lác, ảnh hưởng lớn đến vấn đề thẩm mỹ.
- Bệnh Glocom góc mở: Hay còn được gọi với cái tên tăng nhãn áp, phổ biến với người cận nặng trên 8.00 Diop. Nếu không được điều trị kịp thời dễ dẫn đến tình trạng mù lòa.
- Thoái hoá điểm vàng: Bệnh xảy ra do các mạch máu bị tổn thương và thay đổi. Các hình ảnh và sự vật trở nên méo mó, mờ, biến dạng.
- Đục thuỷ tinh thể: Phổ biến đối với người cao tuổi và người cận thị nặng. Tình trạng này khiến mắt giảm thị lực, dần làm mắt khả năng nhìn của người bệnh.
Các câu hỏi thường gặp về bệnh mắt cận thị nặng
Chống chỉ định phẫu thuật đối với độ cận bao nhiêu?
Sự tiến bộ của y khoa cho phép người cận thị nặng phẫu thuật để đem lại thị lực tốt hơn. Tuy nhiên mỗi tình trạng sẽ có chỉ định khác nhau như sau:
- Cận từ 4.00 – 10.00 Diop chỉ định mổ Lasik cơ bản.
- Cận từ 8.00 Diop trở lên và loạn 6.00 Diop chỉ định mổ Femto Lasik.
- Cận dưới 10.00 Diop và loạn 5.00 Diop chỉ định mổ Relex Smile.
- Cận thị 18.00 Diop, loạn 6.00 Diop, viễn 12.00 Diop chỉ định mổ Phakic ICL.
- Bệnh nhân cận nặng và mắc chứng đục thủy tinh thể chỉ định mổ Phaco.
Cho nên trường hợp các bệnh nhân không nằm trong các giới hạn được liệt kê bên trên sẽ được bác sĩ chống chỉ định phẫu thuật. Mặc dù bạn đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện mổ cận khác nhưng độ cận không tương thích cũng không được mà khuyến cáo phẫu thuật.
Cách phòng ngừa cận nặng hiệu quả nhất là gì?
Bạn đang là đối tượng chưa cận thị hay cận thị nhẹ thì đây chính là thời điểm thích hợp để bạn phòng ngừa tiến triển của bệnh. Một số phương pháp ngăn chặn bệnh tốt nhất như hạn chế sử dụng thiết bị điện tử, học tập và làm việc trong môi trường đủ ánh sáng, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, bổ sung thực phẩm cần thiết, tích cực tham gia các hoạt động thể thao, thường xuyên đi khám mắt định kỳ,…
Bài viết bên trên của matkinhauviet đã đem đến những thông tin vô cùng chi tiết về tật cận thị nặng nguy hiểm. Qua đó, bạn có thể nắm được độ ảnh hưởng lớn của bệnh và có cách phòng tránh đúng cách. Và cuối cùng cảm ơn bạn đã theo dõi đến hết bài viết!