Cận thị giả là bệnh lý không quá khó bắt gặp, ngoài ra triệu chứng của bệnh cũng rất giống với cận thị đơn thuần. Điều này khiến nhiều người bị lầm tưởng, từ đó đưa ra phác đồ điều trị sai khiến tình trạng trở nên nguy hiểm hơn. Do là căn bệnh khá phổ biến nên bạn cần nắm được nguyên nhân gây bệnh qua bài viết của matkinhauviet dưới đây.
Cận thị giả là gì? Phân loại các dạng bệnh
Khái niệm cận thị giả
Cận thị giả là một bệnh lý mà nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về nó, thậm chí nghĩ sai rằng đó chính là tật cận thị. Tuy nhiên loại bệnh này không cố hữu mà chỉ rối loạn thoáng qua, nhưng triệu chứng thì rất giống với cận thị đơn thuần. Chính xác thì cận thị giả là sự thay đổi tạm thời của khả năng khúc xạ mắt, khi này tương tự như tật cận thị, hình ảnh sẽ được hội tụ trước võng mạc.
Theo các chuyên gia giải thích rằng đây chính là hiện tượng co thắt thoáng qua của cơ thể mi, công suất khúc xạ của mắt sẽ bị tăng lên. Tuy nhiên bệnh chỉ kéo dài trong một thời gian nhất định, sau khoảng thời gian điều trị đúng cách thị lực sẽ quay về trạng thái thông thường. Cũng giống như nhiều thuật ngữ khác như giả mang thai, giả u, giả nghén,…, cận thị tạm thời không khiến thị lực người bệnh giảm vĩnh viễn.
Phân loại các dạng bệnh phổ biến
Cận thị tạm thời còn được biết đến là rối loạn khúc xạ. Bệnh được chia làm các mức độ cận thị cụ thể là hai dạng là thực thể và cơ năng, trong đó:
- Cận thị tạm thời thực thể do hệ thần kinh phó giao cảm khiến bị kích động quá mức.
- Cận thị tạm thời cơ năng do sự mệt mỏi thị giác hoặc những khó chịu nhất thời của mắt.
>>>Tham khảo thêm: Cận thị nặng | Dấu hiệu của cận thị nhẹ
Đối tượng dễ gặp bệnh cận thị tạm thời và đặc biệt xảy ra với hai dạng bệnh này là người có tính chất công việc cao độ khiến mắt phải điều tiết nhiều, không được nghỉ ngơi. Trong đó học sinh sinh viên đang trong thời gian ôn thi là đối tượng hàng đầu.
Nguyên nhân gây nên bệnh cận thị tạm thời
Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh lý cận thị giả do cuộc sống ngày càng căng thẳng hơn. Theo thống kê thì dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất đối với người bệnh:
- Mắt làm việc liên tục trong thời gian dài, cự ly ngắn khiến thị giác phải điều tiết nhiều hơn, sinh ra nhiều triệu chứng của tật cận thị.
- Do người bệnh chủ quan khi không đi thăm khám mắt tại các bệnh viện mà đi cắt kính cận. Đây là nguyên nhân chính khiến bệnh ngày càng tiến triển nặng hơn.
- Do mắt đã hoặc đang gặp một số chứng bệnh như viêm thể mi, chấn thương mắt, sử dụng atropine trong thời gian dài.
Các chuyên gia khoa mắt đã cho rằng chẩn đoán cận thị giả là không khó nhưng không thể đưa ra kết quả chính xác nếu chỉ dựa vào chỉ số của máy đo mắt tại cửa hàng cắt kính. Đồng thời nhiều cửa hàng áp lực doanh thu, kỹ thuật viên chưa có kinh nghiệm sẽ không giúp khách hàng phát hiện ra mình chỉ đang bị cận thị tạm thời. Điều này khiến người bệnh phải đeo kính cận, từ đó mắt lười điều tiết và trở thành tật cận thị.
Triệu chứng cận thị giả nên biết để phát hiện bệnh sớm
Triệu chứng cận thị tạm thời không khác mấy so với tật cận thị, đặc biệt nếu là học sinh sinh viên thì rất dễ nhận biết sau mùa thi:
- Thị lực giảm, khó nhìn được rõ các vật ở khoảng cách xa, phải nheo mắt mới có thể nhìn rõ hơn.
- Xuất hiện tình trạng đau nhức mắt, mỏi mắt, đau đầu, đặc biệt là sau khi làm việc trong thời gian dài.
- Thường xuyên chảy nước mắt, nhiều nhất là khi chơi điện thoại trong thời gian dài.
Khi phát hiện mắt của bạn bắt đầu xuất hiện những triệu chứng này thì đó là sự báo hiệu đôi mắt đang căng thẳng. Mặc dù phương pháp điều trị khá đơn giản và hiệu quả nhưng bạn vẫn nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, sinh hoạt khoa học. Nếu không mắt có thể trở thành tật cận thị thật.
Phương pháp điều trị và phòng tránh bệnh mắt cận thị giả
Điều trị cận thị giả
Nếu phát hiện triệu chứng bệnh sớm và điều trị đúng lúc thì cận thị tạm thời sẽ hết rất nhanh chóng. Một số phương pháp điều trị được các bác sĩ chỉ định như sau:
- Tùy theo tình trạng của từng bệnh nhân mà bác sĩ có thể tư vấn nên đeo kính mắt chuyên dụng để hỗ trợ điều tiết mắt. Sau khi đã phục hồi tình trạng thì ngưng sử dụng.
- Có thể điều trị bệnh bằng cách sử dụng thuốc nhỏ mắt và thay đổi thói quen hoạt động mắt cho khoa học hơn.
- Tạo thói quen giúp mắt được thư giãn tốt hơn, tránh co quắp điều tiết bằng quy tắc 20 – 20 – 20: Sau 20 phút hoạt động mắt, nhìn ra xa 20 feet (6m) trong 20 giây.
- Sau khoảng 20 phút làm việc hãy đứng lên đi lại trong nhiều phút.
- Đảm bảo ngồi đúng tư thế khi làm việc, cự ly từ mắt đến sách là 35cm, từ mắt đến điện thoại là 40-45cm, từ mắt đến máy tính là 50-60cm.
- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là vitamin A, B, D. Chúng có trong thực phẩm hoặc các loại thuốc nhỏ mắt.
Đặc biệt đối với trẻ em thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám định kỳ từ 3-6 tháng 1 lần để kịp thời phát hiện cận thị tạm thời cùng nhiều bệnh lý khác. Ngoài ra thay đổi lối sống khoa học và hợp lý cũng là cách tránh tật cận thị thật.
Cách phòng tránh cận thị tạm thời
Phòng tránh cận thị giả là việc làm hết sức quan trọng và ảnh hưởng đến thị lực sau này, đặc biệt là đối với học sinh. Một số cách phòng bệnh hiệu quả nhất như:
– Thời gian hoạt động mắt và nghỉ ngơi mắt cần xen kẽ với nhau một cách hợp lý. Không làm việc một cách liên tục trong nhiều giờ.
– Cần hạn chế sử dụng điện thoại, máy tính, đặc biệt đối với trẻ em dễ nghiện game.
– Cự ly mắt khi chơi điện thoại, đọc sách báo, làm bài tập không được quá gần.
– Khi ra đường cần đeo kính bảo hộ, kính râm tránh gây ảnh hưởng bởi nhiều tác nhân ngoài môi trường, ánh sáng mặt trời.
– Bổ sung nhiều chất dinh dưỡng, thực phẩm, trái cây cần thiết cho cơ thể.
Mức độ nguy hiểm của chứng cận thị giả ra sao?
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết rằng phương pháp điều trị cận thị tạm thời là đơn giản nhưng nếu không chữa kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Cận thị giả là các triệu chứng thoáng qua nhưng trước hết vẫn gây những bất tiện trong cuộc sống. Nếu người bệnh chủ quan, không điều trị đúng cách sẽ dẫn các hệ lụy về sau, dẫn tới tật cận thị thật.
Các câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh lý cận thị tạm thời
Cận thị tạm thời có nên đeo kính cận không?
Trong trường hợp bị cận thị tạm thời bạn tuyệt đối không nên đeo kính cận. Tuy nhiên vẫn có nhiều người cho rằng cận thị tạm thời có triệu chứng giống tật cận thị nên quyết định đeo kính cận. Điều này sẽ khiến thị lực dần suy yếu, ảnh hưởng đến sức khỏe mắt.
Những ngày đầu đeo kính thị lực sẽ sáng rõ hơn nhưng bắt đầu từ 1 tuần trở đi mắt sẽ có biểu hiện nhức mỏi, đau đầu, mờ dần. Sau đó mắt sẽ lười điều tiết hơn và gây ra tật cận thị thật.
Làm sao để phân biệt cận thị thật và cận thị giả?
Các bác sĩ chuyên khoa mắt dễ dàng nhận biết bệnh nhân đang gặp tình trạng cận thị tạm thời hay cận thị thật. Tuy nhiên các cơ sở cắt kính thì khó có thể đưa ra kết quả chính xác, tư vấn sai cách khiến người bệnh phải đeo kính cận và trở thành tật cận thị.
Cách chẩn đoán là bác sĩ sẽ nhỏ thuốc Atropin hoặc Cyclopegic vào mắt để làm liệt cơ thể mi, năng lực điều tiết sẽ giảm và sau đó mắt sẽ quay về trạng thái bình thường. Thông thường khi bạn đi cắt kính cận, loạn thì bước tiến hành nhỏ thuốc là bắt buộc. Tuy nhiên nhiều cửa hàng bỏ qua vì tốn nhiều thời gian.
Cận thị tạm thời bao lâu sẽ khỏi?
Do cận thị tạm thời là triệu chứng thay đổi thị lực thoáng qua và không liên tục nên chỉ kéo dài trong thời gian ngắn. Bệnh sẽ tự khỏi khi người bệnh có cách chăm sóc mắt đúng cách.
Bên trên là thông tin quan trọng về bệnh lý cận thị giả mà nhiều người vẫn hay thắc mắc. Bạn có thể nắm được về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe bản thân. Một khi đã gặp phải các dấu hiệu của bệnh thì bạn không nên lơ là mà phải đến bệnh viện để thăm khám ngay. Và hy vọng bài viết bên trên của matkinhauviet hữu ích với bạn.