Bệnh mắt Basedow: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh mắt Basedow: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh mắt basedow là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng “mắt lồi” mà bạn hay nghe tới. Vậy liệu căn bệnh này có quá mức nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của đôi mắt hay không? Cùng matkinhauviet tìm hiểu nhé.

Bệnh mắt basedow là căn bệnh gì?

Bệnh mắt basedow
Bệnh mắt basedow

Bệnh mắt basedow ( bệnh mắt graves) là một trong những căn bệnh xảy ra phổ biến nhất ở người có tuyến giáp hoạt động quá mức, thông qua đó mà sản sinh ra nhiều hormon hơn người bình thường và khiến nồng độ hormon trong máu cũng tăng lên. Điều này làm mô và chuyển quá bị tổn hại và ảnh hưởng lớn, từ đó khiến mắt bị lồi ra bên ngoài.

Bệnh về mắt này xuất hiện nhiều ở giới tính nữ trong độ tuổi 20-40 tuổi, nam vẫn có khả năng nhưng sẽ ít gặp phải hơn. Số người gia tăng sẽ tùy vào tình trạng hút thuốc lá vì đây là một trong các nguyên nhân gây bệnh mắt basedow, đến nay đã đạt con số 1.3% dân số mắc phải.

Đồng thời bệnh basedow cũng liên quan đến các bệnh mắc khác như Thyroid eye disease, bệnh mắt graves  và tuyến giáp. Các bác sĩ ngày nay hết sức quan tâm để tìm ra được cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả nhất do đây là bệnh rối loạn cơ chế miễn dịch có thể gây khó khăn cho người mắc phải.

Nguyên nhân khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh mắt basedow

Bệnh mắt basedow là căn bệnh do cơ thể tự miễn vô căn đặc trưng và gây bệnh lồi mắt khiến mắt tổn thương. Để tránh xa căn bệnh này bạn cần biết nguy cơ có thể khiến cơ thể người mắc bệnh, cụ thể như các nguyên nhân như:

  • Do lối sống hút thuốc lá quá mức là nguyên nhân chính gây ra bệnh lồi mắt, tương tự nếu bạn kiêng được thói quen này thì tình trạng bệnh có khả năng sẽ suy giảm. Đồng thời lượng khói thuốc lá bay vào cơ thể sẽ khiến bạn mắc bệnh nhãn khoa.
  • Nếu bạn có giới tính là nữ thì tỷ lệ mắc bệnh mắt basedow cũng có thể tăng lên do phụ nữ dễ mắc bệnh lý tuyến giáp. Ngoài ra người có tuổi trung niên kể cả nam lẫn nữ cũng là đối tượng phù hợp cho bệnh.
  • Do cơ thể có chứa các loại gen như thụ thể TSH, HLA – DR3, CTLA4, HLA – B8.
  • Tuyến giáp có mối liên hệ vô cùng mật thiết đối với bệnh basedow, khi bị rối loạn tuyến giáp sẽ ngày càng khiến bệnh trở nên nghiêm trọng và khó có thể điều trị hơn. Nếu kiểm soát tốt bệnh tuyến giáp thì cũng có thể kiểm soát được bệnh mắt lồi.
  • Do bạn đã từng điều trị bệnh bằng phương pháp sử dụng i-ốt phản xạ vì chúng sẽ ảnh hưởng đến biến chứng nhãn khoa. Do đó nếu đang trong giai đoạn bị bệnh basedow (bệnh mắt graves)  thì nên tránh xa phương pháp này.

Cách nhận biết cơ thể đang đối mặt với bệnh mắt basedow

cách nhận biết bệnh mắt basedow
Cách nhận biết bệnh mắt basedow

Thông thường bạn sẽ bắt gặp các triệu chứng của bệnh mắt basedow sau 6 tháng chẩn đoán ra bệnh. Mặc dù bệnh tuyến giáp của bạn đã được điều trị nhưng mầm bệnh vẫn có thể đang còn ở đó. Do đó bạn cần có sự quan tâm đến cơ thể để tránh việc chữa trị không kịp thời. Các triệu chứng khi gặp bệnh mắt lồi như:

  • Mắt trở nên đỏ hoặc bị bệnh mắt viêm màng bồ đào.
  • Đau, nhức mắt, sưng mí mắt, đỏ rát mắt.
  • Chảy nước mắt thường xuyên, cảm thấy mắt gặp tình trạng khô.
  • Cảm giác khó chịu ở mắt hoặc bị kích thích.
  • Đôi mắt trở nên nhạy cảm với ánh sáng nhiều hơn hoặc nhạy cảm khi di chuyển nhãn cầu.
  • Mắt có dấu hiệu dần bị lồi ra, thấy hai hình ảnh.
  • Nếu bệnh đã chuyển biến nặng hơn thì sẽ có thêm nhiều triệu chứng như khó khăn trong việc di chuyển mắt, nhắm mắt không hết được và gặp bệnh loét giác mạc gây giảm thị lực.
  • Ngoài ra còn một số dấu hiệu khác như mi mắt nhắm không kín, hở khe mi do co cơ mi trên, mất đồng tác giữa khe mi trên và nhãn cầu,

Cách chẩn đoán bệnh mắt basedow đạt chuẩn hiệu quả

Ngày nay các cơ sở thăm khám mắt có đa dạng phương thức để chẩn đoán bệnh mắt basedow mang lại hiệu quả cực cao. Cụ thể như xét nghiệm tuyến giáp bằng FT4 tăng, Trab, FT3, TSH giảm, TSI tăng. Bạn sẽ được sử dụng các biện pháp chẩn đoán theo quy định của các bác sĩ.

Ngoài ra siêu âm mắt còn là cách chẩn đoán mang lại công dụng rất cao khi có thể phát hiện và phân biệt nhiều trường hợp bệnh mắt khác nhau và các tổn thương đi kèm. Có thể nói đây chính là cách chẩn đoán bệnh hiệu quả nhất bạn nên sử dụng.

Điều trị bệnh mắt basedow hiệu quả với phương pháp chuẩn khoa y

điều trị bệnh mắt basedow
Điều trị bệnh mắt basedow

Bệnh mắt basedow cần sự điều trị kịp thời, nhanh chóng và hiệu quả để tránh chuyển biến trở nên nặng nề hơn gây giảm thị lực. Do đó matkinhauviet sẽ gợi ý bạn một số cách điều trị chuẩn khoa y dưới đây:

– Đeo kính râm để bảo vệ mắt tốt hơn: Khi mắt trở nên bị lồi ra ngoài thì nhãn cầu sẽ trở nên nhạy cảm hơn do có thể bị ảnh hưởng bởi các tia cực tím, ánh sáng xanh, bụi, vi khuẩn, nắng và gió. Đó là lý do tại sao mà bạn nên đeo kính râm khi ra ngoài để bảo vệ mắt được tốt hơn.

– Nên sử dụng một số loại thuốc nhỏ mắt: Khi gặp bệnh mắt basedow thì đôi mắt của bạn rất dễ dàng trở nên bị khô và trầy xước, do đó dùng thuốc nhỏ mắt là cách điều trị tuyệt vời nhất để bạn tránh những ảnh hưởng trên.

– Sử dụng gối ngủ cao hoặc nâng đầu giường: Cách để giảm sưng và giảm áp lực lên mắt thì việc nằm gối cao hoặc nâng đầu giường là vô cùng cần thiết. Mặc dù chỉ là việc làm nhỏ nhưng lại giúp ích cho đôi mắt khá lớn.

– Nên đeo lăng kính để có tầm nhìn ổn định: Như Âu Việt đã chia sẻ bên trên thì nhìn ảnh đôi là dấu hiệu của bệnh mắt lồi, do đó sẽ thấy hai hình ảnh. Vì thế bạn cần sử dụng kính có lăng kính để giúp tầm nhìn ổn định hơn.

– Có thể tiến hành phẫu thuật mí mắt: Mí mắt sẽ trở nên giãn nở hơn khi nhãn cầu bị lồi ra bên ngoài, việc này khiến người bệnh khó khăn trong việc đóng mí mắt. Do đó phẫu thuật là cách điều trị bệnh mắt basedow hoàn hảo có thể định vị lại mí mắt giảm kích ứng.

Nên phòng bệnh để tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực

Mặc dù tỷ lệ có thể phòng ngừa thành công bệnh mắt basedow là vô cùng thấp tuy nhiên để bảo vệ sức khỏe tốt nhất bạn có thể phòng ngừa bằng hai phương pháp chính. Đầu tiên là tránh xa liệu pháp i-ốt phóng xạ, tuy nhiên nếu bạn cần sử dụng phương pháp này thì bác sĩ cần chỉ định phòng ngừa với corticosteroid. Thứ hai là hãy tập thói quen tránh xa thuốc lá để phòng bệnh.

FAQ hay về bệnh mắt basedow (bệnh mắt graves)

Người bị bệnh mắt basedow có thể sử dụng kính áp tròng không?

Người bị bệnh mắt basedow có thể sử dụng kính áp tròng không
Người bị bệnh mắt basedow có thể sử dụng kính áp tròng không

Bệnh mắt Basedow (Graves) là một bệnh autoimmume có thể gây ra các vấn đề về thị lực, bao gồm cả khó chịu, phồng hình mắt, tổn thương cơ và thần kinh mắt. Vì vậy, việc sử dụng kính áp tròng ở những người mắc bệnh mắt Basedow phụ thuộc vào mức độ và loại bệnh cụ thể của họ.

Nếu bệnh nhân mắc bệnh mắt Basedow với các triệu chứng nặng như phồng hình mắt và tổn thương cơ mắt, việc sử dụng kính áp tròng có thể không phù hợp và sẽ không giúp giảm thiểu các triệu chứng.

Tuy nhiên, nếu bệnh nhân mắc bệnh mắt Basedow với các triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng, họ có thể sử dụng kính áp tròng như bình thường. Tuy nhiên, việc sử dụng kính áp tròng cần được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa mắt để đảm bảo rằng kính áp tròng không gây ra bất kỳ tổn thương nào cho mắt của bệnh nhân.

Bệnh mắt basedow có di truyền không?

Người bị bệnh mắt basedow có thể sử dụng kính áp tròng không
Người bị bệnh mắt basedow (bệnh mắt graves) có thể sử dụng kính áp tròng không

Hiện nay, chưa có bằng chứng rõ ràng về việc bệnh mắt basedow có di truyền hay không. Tuy nhiên, có một số nghiên cứu cho thấy có một số yếu tố di truyền có thể tăng nguy cơ mắc bệnh này, bao gồm:

  • Những người có thành viên trong gia đình mắc bệnh mắt basedow hoặc bệnh tự miễn khác.
  • Những người có các biến đổi di truyền liên quan đến việc sản xuất kháng thể trong cơ thể.

Tuy nhiên, những yếu tố này chỉ tăng nguy cơ mắc bệnh mắt basedow, không phải là nguyên nhân chính gây bệnh. Do đó, việc kiểm tra di truyền trước khi bị bệnh mắt basedow là không cần thiết.

Ai có nguy cơ mắc bệnh mắt basedow cao?

Bệnh mắt basedow là một bệnh tự miễn, do đó nguyên nhân chính của nó vẫn chưa được rõ ràng. Tuy nhiên, những yếu tố sau đây có thể tăng nguy cơ mắc bệnh mắt basedow:

  • Giới tính nữ: Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh mắt basedow(graves) cao hơn nam giới.
  • Tuổi: Bệnh thường xuất hiện ở những người từ 20 đến 40 tuổi.
  • Di truyền: Có một số nghiên cứu cho thấy bệnh mắt basedow có thể được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
  • Tiểu đường: Người bị tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh mắt basedow (graves) cao hơn so với người không bị tiểu đường.
  • Hút thuốc: Hút thuốc là một trong những yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh mắt basedow.
  • Stress: Các yếu tố tâm lý như stress có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh mắt basedow.

Bên trên là những thông tin hữu ích nhất về căn bệnh mắt basedow (bệnh mắt graves) mà cơ thể người hay mắc phải nhất được matkinhauviet chia sẻ. Có thể nói đây là căn bệnh khó phòng tránh mà cũng khó để điều trị. Do đó hãy bảo vệ sức khỏe của bản thân thật tốt để đẩy lùi bệnh tật nhé.

>>> Gợi ý bài viết tuần: Bạn biết gì về bệnh mắt H10, bệnh mắt h52? Liệu có gây nguy hiểm cho mắt của bạn, tham khảo bài viết để biết thêm thông tin chi tiết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *