Bệnh mắt H10 là một mã bệnh có tên gọi khác là bệnh mắt viêm kết mạc, chúng xuất hiện chủ yếu trong mùa hè và có khả năng lây lan ra thành dịch bệnh rộng rãi. Tuy nhiên may mắn khi căn bệnh này đã được các chuyên gia tìm hiểu kỹ càng để đưa ra được các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Bạn có thể hiểu thêm về bệnh lý nguy hiểm này thông qua bài viết bên dưới của matkinhauviet.
Tìm hiểu thông tin khái quát về bệnh mắt H10
Bệnh mắt H10 là gì?
Bệnh mắt H10 có tên gọi khác là bệnh viêm kết mạc hay đau mắt đỏ, bệnh lý này đã không quá xa lạ với người dân Việt Nam khi mùa hè kéo đến. Ngoài ra nếu điều trị sai cách hoặc không sử dụng phương pháp nào để điều trị thì bệnh sẽ ngày càng tiến triển nặng nề và lây lan nhanh.
Tình trạng này xảy ra khi lớp củng mạc, tức lớp màng để bao phủ lòng trắng của mắt trở nên bị viêm khiến nó trở thành màu đỏ thay vì màu trong suốt. Các mạch máu nhỏ li ti ở kết mạc sẽ dần xuất hiện và bị xung huyết khiến kết mạc bị phù hoặc đỏ.
Phải nói là cơ chế này hoàn toàn dẫn đến những tổn thương nặng nề cho mắt do kết mạc có nhiệm vụ là một tấm áo giáp che chở cho nhãn cầu và đồng thời khiến nhãn cầu trở nên ẩm, trơn nhẵn. Kết mạc bị viêm đồng nghĩa khả năng bảo vệ nhãn cầu sẽ giảm xuống đáng kể, từ đó khiến thị lực bị tác động không ít gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Bệnh mắt H10 có quan trọng và cần chúng ta phải cẩn thận không?
Dĩ nhiên là bệnh mắt H10 vô cùng quan trọng, nó sẽ gây các bất tiện cho thị lực và đồng thời khiến thể chất của người bệnh giảm xuống. Đặc biệt là đau mắt đỏ cũng có thể xuất hiện ở trẻ em nên cần chúng ta phải cẩn thận tuyệt đối.
Nguyên nhân gây bệnh mắt H10 bạn cần nên biết
Các yếu tố có khả năng dẫn đến bệnh mắt H10 ở người
Có đa dạng nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm kết mạc, thông thường xuất phát từ 3 yếu tố như sau:
- Nhiễm bệnh do virus chính là lý do khiến con người mắc bệnh mắt H10 phổ biến nhất ngày nay, trong đó Adenovirus chiếm đến 80% là thủ phạm gây bệnh. Đặc biệt bạn sẽ có khả năng nhiễm rất cao nếu vô tình tiếp xúc với nước mắt của người đang bị đau mắt đỏ.
- Bên cạnh đó vi khuẩn cũng là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh viêm kết mạc, trong đó nổi bật như influenza, tụ cầu, Hemophilus,… Nếu nhiễm bệnh do vi khuẩn thì nên đi thăm khám ngay.
- Các tác nhân dị ứng gây hại cho mắt ở môi trường ngoài như lông động vật, bụi, phấn hoa,… Bệnh có khả năng tái phát lâu dài nếu cơ thể của bạn có cơ địa dễ dị ứng.
Vì sao bệnh mắt H10 lại hay tái phát thường xuyên?
Bệnh mắt H10 sẽ hay tái phát tại những người có cơ địa bị dị ứng khi tiếp xúc với lông thú, phấn hoa,… hoặc cũng có thể là do sự thay đổi thất thường của thời tiết. Nếu không tìm được lý do khiến bạn bị mắc bệnh để điều trị thì bệnh sẽ tái diễn liên tục khiến mắt hay ngứa ngáy, đỏ ngầu.
Các triệu chứng hay gặp phải nhất nếu mắc bệnh viêm kết mạc
Bệnh nhân dễ dàng phát hiện mầm bệnh trong cơ thể nếu cảm thấy có các triệu chứng đặc trưng như:
- Cảm thấy có dị vật gì đó nằm bên trong mắt tạo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, rát thậm chí chảy dịch bất thường.
- Trong giai đoạn đầu có thể sẽ không có triệu chứng nhưng khi bệnh tiến triển nặng hơn sẽ khiến mắt đau nhức khó chịu và thị lực suy giảm.
- Nếu nhiễm bệnh do virus xâm nhập thì sẽ xuất hiện các triệu chứng khác như giả mạc và có dịch trong suốt.
- Nếu do vi khuẩn gây bệnh sẽ có biểu hiện như có chất tiết dạng mủ có màu, giả mạc.
- Nếu nhiễm bệnh do dị ứng sẽ có triệu chứng như tăng sinh biểu mô, ngứa mắt và phù kết mạc.
Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh mắt H10 tốt nhất ngày nay
Tìm hiểu về cách chẩn đoán bệnh mắt H10 được áp dụng phổ biến
Chẩn đoán nguyên nhân gây ra bệnh mắt H10 là vô cùng cần thiết để có các phương pháp điều trị bệnh kịp thời tránh gây biến chứng nghiêm trọng. Do đó đầu tiên các bác sĩ sẽ dựa trên các triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán ban đầu và xét nghiệm mắt bằng dịch tiết.
Thông qua các kết quả kiểm tra mắt sẽ cho ra kết quả bệnh đau mắt đỏ bắt nguồn từ đâu. Qua đó sẽ tìm được phương pháp điều trị bệnh phù hợp.
Nên tìm phương pháp điều trị thích hợp giúp bệnh mắt H10 thuyên giảm
Tùy vào tình trạng bệnh mà bạn có thể sử dụng các cách để điều trị bệnh như sau:
- Có thể chườm ấm hay chườm lạnh cho mắt mỗi ngày để giúp các biểu hiện giảm đi.
- Từ khi bắt đầu đến kết thúc bệnh mắt H10 thì bạn không nên đeo kính áp tròng.
- Nếu tình trạng không mấy giảm bớt thì bạn có thể đến các cơ sở bệnh viện để bác sĩ kê đơn thuốc.
- Bỏ túi thuốc nhỏ mắt là việc làm hiệu quả.
Lời khuyên để giảm thiểu tác động của bệnh mắt H10
Matkinhauviet có một lời khuyên dành cho những bạn đang bị bệnh viêm kết mạc “theo đuổi” là hãy hạn chế việc dụi mắt hay cho tay tiếp xúc với mắt. Thói quen này sẽ làm cho vi khuẩn dễ lây lan và khiến mắt dễ bị tổn thương hơn, từ đó tác động của bệnh lên mắt cũng ngày càng nghiêm trọng.
Bài viết liên quan: Bệnh mắt H52 – Bệnh khúc xạ mắt- Cách điều trị “đỉnh” nhất
Cách phòng ngừa bệnh viêm kết mạc không phải ai cũng biết
Những cách phòng ngừa được đề xuất cho bệnh mắt H10
Thiếu kiến thức về cách phòng ngừa bệnh rất dễ khiến đôi mắt của bạn bị lây nhiễm và trở nên yếu hơn. Do đó nhất định bạn phải bỏ túi một số cách phòng ngừa bệnh mắt H10 như sau:
- Vật dụng cá nhân và đặc biệt là khăn nên được sử dụng riêng.
- Hạn chế việc che mũi khi hắt hơi.
- Thường xuyên rửa tay thật sạch khi ra đường hay tiếp xúc với nơi công cộng.
- Ưu tiên việc đeo kính râm khi ra ngoài, nếu sử dụng kính áp tròng thì phải vệ sinh thật kỹ càng.
- Bổ sung các chất vitamin cần thiết cho bữa ăn.
Tại sao nói việc phòng ngừa viêm kết mạc là rất quan trọng?
Từ thông tin bài viết trên liệu các bạn độc giả đã có thể hình dung được sự phá hoại của bệnh mắt H10 lên mắt người hay chưa? Điều đó thật sự nguy hiểm vì chúng sẽ dần phá hủy đôi mắt theo thời gian nếu không có sự can thiệp của người bệnh và các chuyên gia. Do đó việc phòng ngừa bệnh để bảo vệ sức khỏe là vô cùng quan trọng.
Xem thêm: Bệnh mắt Basedow -Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Tổng hợp các câu hỏi hay về bệnh mắt H10
Các loại thuốc nào được sử dụng để điều trị bệnh H10?
Bệnh H10 là một nhóm bệnh liên quan đến kết mạc, bao gồm nhiều loại bệnh khác nhau như viêm kết mạc, kết mạc dị ứng, kết mạc do vi khuẩn hoặc virus. Do đó, loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh H10 phụ thuộc vào loại bệnh kết mạc cụ thể mà bệnh nhân đang mắc phải.
Dưới đây là một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh H10:
- Thuốc nhỏ mắt kháng histamine: Được sử dụng để điều trị kết mạc dị ứng, thuốc này giúp giảm các triệu chứng dị ứng như ngứa, đỏ mắt và chảy nước mắt.
- Thuốc nhỏ mắt kháng viêm: Các loại thuốc này giúp giảm viêm và đau, được sử dụng để điều trị kết mạc viêm do vi khuẩn hoặc virus.
- Thuốc nhỏ mắt kháng sinh: Được sử dụng để điều trị kết mạc nhiễm trùng do vi khuẩn.
- Thuốc nhỏ mắt nhỏ mắt kháng khuẩn: Các loại thuốc này được sử dụng để điều trị kết mạc nhiễm trùng do khuẩn có khả năng kháng thuốc.
- Thuốc nhỏ mắt kháng virus: Được sử dụng để điều trị kết mạc do virus.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc khác như steroid, nhóm thuốc kháng viêm mạnh hơn để điều trị các trường hợp nặng hơn của kết mạc viêm và kết mạc dị ứng.
Tuy nhiên, việc sử dụng loại thuốc nào phụ thuộc vào loại bệnh kết mạc mà bệnh nhân đang mắc phải, do đó bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và kê đơn thuốc phù hợp.
Bệnh H10 có thể gây ra biến chứng nào nếu không được điều trị kịp thời?
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh H10 có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Các biến chứng có thể bao gồm:
- Viêm màng não: Đây là một biến chứng hiếm gặp của bệnh H10, nhưng nếu xảy ra, nó có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như đau đầu, sốt cao, co giật và nhức đầu.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Các bệnh nhân mắc bệnh H10 có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu nếu họ không giữ vệ sinh tốt. Triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu có thể bao gồm tiểu nhiều, tiểu buốt và đau lưng.
- Viêm mắt giác mạc: Nếu không điều trị kịp thời, bệnh H10 có thể gây ra viêm giác mạc, gây đau, khó chịu, đỏ và sưng mắt.
- Viêm mắt cấp tính: Nếu không được điều trị kịp thời, kết mạc viêm và kết mạc dị ứng có thể gây ra viêm mắt cấp tính, gây đau, khó chịu, sưng mắt và tiết nước mắt.
- Cận thị: Nếu bệnh H10 không được điều trị kịp thời, nó có thể gây ra cận thị, là tình trạng khi bạn không thể nhìn rõ các đối tượng ở khoảng cách gần.
Vì vậy, nếu bạn có triệu chứng của bệnh H10, bạn nên đi khám và được chẩn đoán và điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nghiêm trọng.
Bệnh mắt H10 mặc dù không phải là bệnh lý về mắt nguy hiểm nhất thế giới ngày nay nhưng nó vẫn có những tác hại lên mắt người riêng. Hy vọng qua các cách phòng ngừa mà matkinhauviet đã chia sẻ thì bạn có thể áp dụng trực tiếp vào lối sống của mình nhằm đẩy lùi bệnh tật.
>>> Bệnh mắt bồ đào là một tình trạng khá phổ biến trong đó một hoặc cả hai mắt bị sưng đỏ, có cảm giác ngứa và tiết chất dịch nhầy. Cùng matkinhauviet.vn tìm hiểu bệnh mắt bồ đào là gì?