Bệnh mắt harada là bệnh lý nguy hiểm ở mắt do chấn thương, viêm nhiễm cùng nhiều nguyên nhân sâu xa khác tạo nên. Khi gặp căn bệnh này thì đôi mắt của người bệnh sẽ bị hủy hoại khá lớn nếu như không có các biện pháp can thiệp để chữa trị. Do đó bạn cần phải am hiểu sâu về căn bệnh này để không đối mặt với hậu quả mù vĩnh viễn.
Tổng quan về căn bệnh mắt harada ở người
Bệnh mắt harada hay còn được gọi là bệnh mắt viêm màng bồ đào, đây là căn bệnh viêm mống mắt, hắc mạc và cả thể mi. Đồng thời có khả năng ảnh hưởng đến cả dịch kính, võng mạc và thuỷ dịch.
Bệnh này sẽ xuất hiện khi một trong những bộ phận của mắt bên trên bị viêm nhiễm do nhiều nguyên nhân phổ biến khác nhau. Do đó mà bệnh mắt harada là một trong những bệnh lý nghiêm trọng về mắt dễ bắt gặp nhất hiện nay.
Bệnh mắt bồ đào không phân biệt tuổi tác hay giới tính nào mà miễn đôi mắt của bạn không đủ sức khoẻ thì bệnh sẽ bắt đầu xâm nhập. Tuy nhiên một điều may mắn là bệnh này không có tính lây lan trong cộng đồng tạo thành “ổ dịch”, tuy nhiên bạn vẫn cần có các biện pháp phòng tránh thích hợp.
Nguyên nhân và triệu chứng nếu bị bệnh mắt harada xâm nhập
Các nguyên nhân mà ai cũng có thể gặp phải
Có thể nói bệnh mắt harada là bệnh lý mắt vô cùng phức tạp, khó điều trị, khó đề phòng nhưng rất dễ gặp phải. Do đó bạn cần nắm rõ các nguyên nhân như sau để phòng tránh:
- Do mắt bị viêm nhiễm bởi các vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, virus,… xuất phát từ cuộc sống sinh hoạt thường ngày hoặc do quá trình phẫu thuật nhãn khoa không chất lượng.
- Ăn nhầm các độc tố từ thực phẩm, thức ăn, nước uống khiến cơ thể nhiễm độc gây bệnh mắt viêm màng bồ đào.
- Do chấn thương vào mắt khiến mắt bị tổn thương làm bệnh xuất hiện.
- Do một vài bệnh lý trước đó đã thúc đẩy bệnh mắt harada như: bệnh da liễu, bệnh máu, collagenose,…
Triệu chứng thường hay bắt gặp khi mắc bệnh mắt bồ đào
Nếu như bạn không may mắn và trở thành “nơi trú ngụ” cho bệnh mắt harada thì nhất định phải phát hiện bệnh kịp thời thông qua các triệu chứng dưới đây để chữa trị bệnh hiệu quả:
- Thị lực trở nên kém dần khi có cảm giác mắt được bao phủ bởi một lớp sương khiến hiệu quả nhìn của mắt giảm.
- Tại kết mạc của mắt có hiện tượng cương tụ mạch máu và khiến mắt trở nên đỏ hơn.
- Mắt trở nên thường xuyên đau nhức, thậm chí có thể xuất hiện thêm bệnh lý tăng nhãn áp.
- Mắt trở nên cực kỳ nhạy cảm với ánh sáng và môi trường xung quanh, khiến chảy nước nhiều hơn.
- Tầm nhìn xuất hiện nhiều bóng đen không rõ lý do như những con ruồi đang bay trước mặt.
Tuy nhiên trong số ít người mắc bệnh mắt harada thì họ lại hoàn toàn không xuất hiện các triệu chứng như trên. Do đó bệnh chỉ được chẩn đoán ra khi đi khám mắt định kỳ hàng tháng.
Bệnh mắt harada có thể khiến mắt gặp thêm các bệnh lý nào khác?
Không thể xem thường sự nguy hiểm của bệnh mắt bồ đào, nếu như người bệnh không được chữa trị kịp thời thì rất dễ sinh ra thêm nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Từ đó mà khiến thị lực giảm dần và nặng nề hơn là gây mù loà, hết sức nguy hiểm với người bệnh.
– Tăng nhãn áp: Biến chứng thường thấy nhất của bệnh mắt viêm màng bồ đào là tăng nhãn áp do đồng tử bị tắc nghẽn và mắt tăng tiết dịch.
– Đục thủy tinh thể: Dễ bắt gặp nhất ở mắt người khi thủy tinh thể bị đục do tái phát di chứng hay viêm mống mắt.
– Phù hoàng điểm dạng nang: Nếu bạn mắc viêm bồ đào thì khả năng cao sẽ gặp triệu chứng này và gây giảm thị lực.
– Teo nhãn cầu: Bệnh mắt bồ đào diễn biến nặng nề khiến thể mi giảm tiết dịch gây teo nhãn cầu.
– Tổ chức hóa dịch kính: Gặp phải bệnh mắt harada khiến dịch kính trong mắt trở nên đục hơn, qua đó làm giảm tầm nhìn phần nhiều.
Điều trị & phòng tránh bệnh mắt harada hay nhất có thể bạn chưa biết
Cách điều trị bệnh mắt bồ đào an toàn – hiệu quả
Thông thường các bác sĩ sẽ sử dụng nhiều cách điều trị bệnh khác nhau để phù hợp với từng cơ thể của bệnh nhân gặp bệnh mắt harada. Thông thường sẽ có các biện pháp điều trị nội khoa và ngoại khoa như:
- Các bác sĩ khuyên bạn nên dùng thuốc làm giãn đồng tử hoặc thuốc dùng chống xơ dính đồng tử nếu bị mắt bồ đào trước.
- Ngoài ra có thể sử dụng các loại thuốc mang công dụng cao như thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng, thuốc nhỏ mắt, kháng viêm corticoid,… theo cách nội khoa.
- Tuy nhiên nếu căn bệnh không có sự thuyên giảm mà ngược lại lại gây hậu quả hơn thì nên sử dụng các biện pháp ngoại khoa phẫu thuật: thay thủy tinh thể, bong võng mạc, điều trị tăng nhãn áp, cắt dịch kính.
Làm như thế nào để phòng bệnh mắt harada hiệu quả 100%?
Có nhiều cách để ngăn ngừa bệnh mắt harada “lựa chọn” cơ thể của bạn để phát triển. Tuy nhiên bạn nên biết rằng mắt bồ đào dạng tự miễn thì không có cách nào để phòng. Do đó chỉ có thể ngăn ngừa bệnh viêm bồ đào bởi sự xâm nhập từ bên ngoài.
Bạn có thể giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh bằng cách rửa tay với xà phòng khi đi ra ngoài, chỉ ăn đồ ăn đã chín, cực kỳ hạn chế việc ăn nhầm đồ ăn nấm, mốc, ôi thiu vì dễ khiến bạn bị ngộ độc. Đặc biệt là không nên tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm do chúng chứa rất nhiều vi khuẩn.
Nên đeo kính râm khi ra đường để tránh khói bụi bay vào mắt gây bệnh, không thường xuyên dụi mắt, ngủ đúng giấc. Đặc biệt là nên đi khám mắt định kỳ để kịp chữa trị những căn bệnh ít dấu hiệu.
Một số điều chúng ta cần lưu ý về bệnh mắt harada
Bệnh mắt harada không phải là căn bệnh đơn giản vì thế mà người bệnh cần phải uống rất nhiều loại thuốc do bác sĩ chỉ định. Tuy nhiên trong đó có nhiều loại thuốc mang tác dụng phụ như thuốc kháng sinh, thuốc chống lao, Corticoid, thuốc chống virus,… Do đó matkinhauviet dành những lời lưu ý đến bạn như sau:
- Không nên lạm dụng quá nhiều thuốc và chỉ nên sử dụng thuốc cần thiết được sự cho phép của bác sĩ.
- Để không gây biến chứng thì cần phải có sự theo dõi chặt chẽ đến sức khỏe người bệnh. Thường xuyên tiến hành các xét nghiệm cơ thể định kỳ.
- Cần điều chỉnh quá trình điều trị kịp thời và hợp lý.
Các câu hỏi thường gặp về bệnh lý mắt nguy hiểm harada
Hội chứng bệnh mắt harada là gì và nguy hiểm ra sao?
Bệnh mắt harada là căn bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch và gây tổn thương cho mắt, thậm chí là ảnh hưởng đến thần kinh trung ương. Bệnh có thể xuất hiện ở cả hai mắt và gây triệu chứng nặng nề, rầm rộ. Điều này tác động đến thị giác của mắt và có nhiều biến chứng, nói chung đây là bệnh mắt vô cùng nguy hiểm.
>>> Góc chuyên gia: Bệnh mắt Basedow, còn được gọi là kính hồng đậm (Graves’ ophthalmopathy), là một biến chứng của bệnh Basedow – một rối loạn liên quan đến tuyến giáp, do tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone giáp.Cách phòng ngừa như thế nào?
Bệnh có thể điều trị dứt điểm được không?
Hiện nay, chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn bệnh mắt Harada. Tuy nhiên, với việc sử dụng các liệu pháp điều trị kịp thời và hiệu quả, bệnh nhân có thể kiểm soát được các triệu chứng và tránh các biến chứng nghiêm trọng.
Các liệu pháp điều trị bao gồm:
- Thuốc kháng viêm và ức chế miễn dịch: Các loại thuốc này được sử dụng để kiểm soát các triệu chứng của bệnh Harada.
- Thuốc giảm đau và kháng histamin: Các thuốc này được sử dụng để giảm đau và ngứa mắt, giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn.
- Điều trị bổ sung: Bệnh nhân có thể được khuyến khích sử dụng các loại thuốc bổ sung để cải thiện sức khỏe và hỗ trợ quá trình điều trị.
- Phẫu thuật: Phẫu thuật có thể được sử dụng để điều trị các biến chứng của bệnh Harada, chẳng hạn như thủng võng mạc.
Bệnh mắt Harada có di truyền không?
Hiện tại, chưa có bằng chứng rõ ràng cho thấy bệnh mắt Harada có tính di truyền hoặc liên quan đến yếu tố di truyền. Tuy nhiên, những người có tiền sử bệnh Harada trong gia đình có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người không có tiền sử bệnh. Điều này có thể do tương tác giữa các yếu tố di truyền và môi trường, ví dụ như các yếu tố môi trường như tia UV và nhiễm trùng vi khuẩn. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây bệnh mắt Harada và vai trò của yếu tố di truyền trong bệnh này, cần thực hiện nhiều nghiên cứu khoa học hơn.
Bệnh mắt Harada có thể gây ra những biến chứng gì?
Bệnh mắt Harada là một bệnh tự miễn dịch ảnh hưởng đến mắt và cơ thể. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng, bao gồm:
- Viêm mạch và xơ vữa mạch: Bệnh Harada có thể gây ra viêm mạch và xơ vữa mạch, ảnh hưởng đến dòng chảy máu trong mạch máu và gây ra các vấn đề về cung cấp máu cho các cơ quan khác.
- Suy mạch máu ở võng mạc: Bệnh Harada có thể gây ra suy mạch máu ở võng mạc, dẫn đến giảm khả năng điều tiết ánh sáng vào mắt.
- Thủng võng mạc: Nếu bệnh Harada không được điều trị kịp thời, nó có thể gây ra thủng võng mạc, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mắt khác.
- Đục thủy tinh thể: Đây là một biến chứng hiếm gặp của bệnh Harada, có thể xảy ra khi các tế bào bạch cầu xâm nhập vào thủy tinh thể, gây viêm.
- Bệnh thiếu máu và suy nhược cơ thể: Bệnh Harada có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và gây ra các vấn đề về sức khỏe như thiếu máu và suy nhược cơ thể.
- Mất thị lực: Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh Harada có thể gây mất thị lực và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Do đó, việc chẩn đoán và điều trị kịp thời là rất quan trọng để tránh các biến chứng nghiêm trọng của bệnh Harada.
>> Tham khảo chi tiết về bệnh mắt Harada tại video dưới đây:
Dừng bài viết tại đây, matkinhauviet hy vọng rằng tất cả mọi người mà không phân biệt đối tượng đều không mắc phải bệnh mắt harada. Do đây là căn bệnh nguy hiểm và có nguy cơ dẫn đến mù lòa vĩnh viễn, do đó hãy sử dụng các phương pháp phòng tránh thích hợp để đẩy lùi bệnh tật.
>>>> Bệnh mắt H10: Viêm kết mạc có nguy hiểm hay không? Cùng tham khảo bài viết để biết thêm thông tin chi tiết
>>>> Bệnh mắt H52: Bệnh khúc xạ mắt- Cách điều trị “đỉnh” nhất? Đọc thông tin đề biết cách phòng ngừa