Cận thị có di truyền không? Nguy cơ di truyền cận thị là gì?

[Giải- Đáp] Cận thị có di truyền không? Có khắc phục nào?

Ngày nay, không ít người mắc tật khúc xạ cận thị bao gồm nhiều lứa tuổi từ già đến trẻ. Trong đó các bậc phụ huynh sẽ thường hay thắc mắc rằng cận thị có di truyền không nếu một trong hai đang có thị lực yếu và sợ ảnh hưởng đến trẻ. May mắn câu hỏi này đã được các nhà khoa học đưa ra câu trả lời chính xác nhất, hãy theo dõi hết bài viết của matkinhauviet để có đáp án cho bản thân nhé.

hỏi đáp cận thị có di truyền không
Góc giải đáp cận thị có di truyền không?

Giải đáp thắc mắc cận thị có di truyền không? 

Cận thị có tính di truyền, thậm chí đây còn là một trong những nguyên nhân chính gây mắt cận thị mà nhiều cha mẹ vẫn chưa hay biết. Có nhiều người vẫn cho rằng cận thị chủ yếu là do chơi điện thoại, máy tính quá nhiều khiến mắt mờ dần, vì thế mà chủ quan với yếu tố di truyền. Đây là nỗi lo hàng đầu của các bậc phụ huynh vẫn hay thắc mắc cận thị có di truyền không, đặc biệt là tỷ lệ di truyền còn rất cao. Trong đó:

  • Nếu cả hai đều mắc tật cận thị thì trẻ sinh ra sẽ có từ 33-60% khả năng bị cận.
  • Nếu trong bố mẹ chỉ có một người cận thị, người còn lại mắt sáng rõ thì trẻ sinh ra sẽ có từ 23-40% khả năng bị cận.
  • Trong trường hợp cả bố và mẹ đều có thị lực tốt, không bị cận thị thì trẻ sinh ra vẫn có từ 6-10% khả năng bị cận.

Qua đó có thể thấy rằng nếu có càng nhiều người mắc tật cận thị thì số lượng người cận cho thế hệ sau cũng sẽ càng tăng lên theo cấp số nhân. Do vậy chỉ trong một vài năm thì người cận sẽ chiếm phần lớn dân số, đây là điều ảnh hưởng đến sự phát triển của toàn xã hội. Theo nghiên cứu trong hơn 200 gen liên quan đến cận thị thì có đến 161 gen chứa yếu tố di truyền. Ngoài ra theo thống kê có đến ⅓ dân số đang cận thị và phần lớn là ở Đông Á.

Trích từ nguồn: https://vmcvietnam.org/can-thi-co-di-truyen-khong-kha-nang-di-truyen-la-bao-nhieu

giải đáp cận thị có di truyền không
Dị truyền là nguyên nhân hàng đầu của tật cận thị

Nguy cơ di truyền của tật cận thị ở mắt

Khi một đứa trẻ có cha hoặc mẹ bị cận thị thì nguy cơ di truyền sẽ xấp xỉ 1.5 lần so với những đứa trẻ thông thường. Tuy nhiên khi cha mẹ đều bị cận thị thì nguy cơ sẽ tăng lên gấp 2 hoặc thậm chí là gấp 3 lần, điều này gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng đời sống của trẻ. Tình trạng cận thị của cha mẹ như không cận, cận nhẹ, cận trung bình hay cận nặng đều góp phần quan trọng trong việc quyết định thị lực của con.

Đặc biệt nguy hiểm hơn khi một số nghiên cứu gần đây còn cho ra kết quả trẻ sẽ có nguy cơ bị di truyền cận thị lên đến 71% nếu cha mẹ bị cận thị nặng. Bậc phụ huynh có thể hiểu được nguy cơ này nhưng không đơn giản trong việc phòng tránh. Do vậy, việc chăm sóc thị lực để ngăn chặn cận thị chính là việc làm cần thiết đối với mỗi người.

tư vấn cận thị có di truyền không
Nếu cha mẹ cần nặng trẻ có tỷ lệ di truyền cao

Các nguyên nhân gây tật khúc xạ cận thị phổ biến khác

Nếu bạn hay quan sát mỗi khi ra đường thì sẽ dễ dàng nhận thấy rằng số lượng người cận hiện nay là rất nhiều. Tuy nhiên tập trung chủ yếu vào nhóm đối tượng học sinh và nhân viên văn phòng khiến họ phải nhìn đời qua hai mảnh “ve chai”. Vậy bạn có thắc mắc nguyên nhân nào đã khiến tật cận thị phổ biến như vậy không?

Do môi trường sống chưa khoa học

Khi môi trường học tập, làm việc của bạn bị thiếu ánh sáng hay ánh sáng yếu thì sẽ trở thành tác nhân nguy hiểm gây cận thị. Điều này là do mắt phải điều tiết nhiều hơn để nhìn rõ mọi vật xung quanh và làm thị lực yếu dần. Bạn cần cải thiện ngay lập tức bằng cách hoạt động trong môi trường đầy đủ ánh sáng.

Do tính chất công việc không lành mạnh với mắt

Công nghệ ngày càng phát triển nên không tránh khỏi việc xuất hiện nhiều công việc liên quan đến máy tính và điện thoại, đòi hỏi nhân viên phải tiếp xúc với cường độ cao. Đó là nguyên nhân hầu hết nhân viên văn phòng đều sẽ đeo mắt kính. Khi này tốt nhất bạn nên cho mắt nghỉ ngơi điều độ, thư giãn đúng cách giúp mắt đỡ mỏi hơn.

cận thị có di truyền không
Tiếp xúc nhiều với máy móc công nghệ gây cận thị

Do học tập nhiều nhưng ngồi sai tư thế

Số lượng người cận thị ngày nay phần lớn nắm ở các bạn trẻ đang ở lứa tuổi học sinh, thậm chí trẻ em học tiểu học cũng có nguy cơ đeo kính. Điều này là do khi học tập trẻ ngồi sai tư thế, mắt và sách quá gần nhau trong điều kiện môi trường thiếu ánh sáng. Ngoài ra trẻ quá ham chơi game trên điện thoại cũng gây ra tật cận thị.

Cận thị do di truyền có khắc phục được không?

Câu hỏi cận thị có di truyền không đã được giải đáp bên trên, do đó, trẻ cận thị bẩm sinh thì sẽ có độ cận rất cao vì mắc bệnh từ khi còn nhỏ nên bệnh ngày càng nặng dần. Đặc biệt hơn, cơ thể trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu nên tật cận thị di truyền còn gây các biến chứng như thoái hoá điểm hoàng, bong võng mạc, glaucoma khiến thị lực mất vĩnh viễn.

Tuy nhiên cha mẹ cũng đừng quá lo lắng khi y học ngày nay vô cùng phát triển nhằm đảm bảo sức khỏe con người, tật cận thị cũng có nhiều phương pháp khắc phục hơn. Với trẻ còn nhỏ tuổi thì nên điều trị bằng cách đeo gọng kính cận, mặc dù có thể gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt nhưng sẽ khắc phục được khi tìm ra gọng kính phù hợp.

Ngoài ra kính áp tròng cũng là biện pháp điều trị cận thị bẩm sinh hàng đầu nhưng khó sử dụng hơn và không an toàn như gọng kính cận. Đặc biệt chi phí còn đắt hơn do bạn phải đặt hàng riêng, các cửa hàng đều sẽ bán kính áp tròng có sẵn độ, ít có sản phẩm 1.25, 1.5, 2.25, 2.5, 2.75,… diop.

cận thị có di truyền
Cận thị có di truyền có thể khắc phục được

Tuy nhiên nếu trẻ đã trên 18 tuổi và được các bác sĩ thông báo đủ điều kiện mổ thì nên đi phẫu thuật cận thị nếu muốn. Can thiệp phẫu thuật giúp cận hết hoàn toàn, nhanh chóng chỉ có chi phí là cao hơn. Nhưng nếu không có chế độ chăm sóc mắt sau khi đã mổ cận thì sẽ có nguy cơ tái cận, bệnh nhân nên lưu ý.

Các câu hỏi thường gặp về cận thị có di truyền không?

Thực tế thì nguyên nhân di truyền gây bệnh cận thị vẫn còn khá lạ lẫm đối với nhiều người, tuy nhiên thì hiện nay khả năng bắt gặp trường hợp này ở trẻ em là đang rất cao. Do đó không tránh khỏi những thắc mắc phổ biến như sau:

Làm thế nào để phòng ngừa cận thị nếu cả ba và mẹ đều bị cận thị?

Mặc dù cận thị được di truyền là có nhưng cha mẹ vẫn có thể giảm sự tác động và giảm sự phát triển của tốc độ bệnh lên trẻ. Đó chính là cần cải thiện lối sống cho trẻ một cách khoa học nhất có thể, đặc biệt quan tâm đến sức khỏe thị lực của trẻ. Điều này là do môi trường sống đóng vai trò vô cùng quan trọng vào sự trì hoãn tiến triển cận thị. Một số gợi ý của các chuyên gia như:

  • Thường xuyên cho trẻ tham gia vui chơi thể thao ngoài trời.
  • Chỉnh tư thế học tập chính xác cho trẻ theo quy định. Đối với trẻ nhỏ tuổi nên giữ khoảng cách 20-25cm, đối với trẻ lớn tuổi nên giữ khoảng cách 30-40cm.
  • Không nên cho mắt trẻ làm việc quá sức và liên tục. Thông thường cứ 20 phút học tập thì nhìn ra xa 6m trong vòng 20 giây. Sau đó mới tiếp tục hoạt động mắt.
  • Hạn chế cho trẻ sử dụng điện thoại quá nhiều, đây là nguyên nhân chính gây cận thị ở trẻ nhỏ.
hỏi đáp cận thị có di truyền hay không
Cải thiện lối sống giúp trì hoãn sự phát triển cận thị

Cận thị ảnh hưởng đến thế hệ sau như thế nào?

Cận thị dần trở thành một “mối đe dọa” khi số người gặp bệnh ngày càng gia tăng nhiều hơn. Điều này ảnh hưởng lớn đến thế hệ sau như gia tăng khả năng di truyền, nhiều trẻ bị cận thị bẩm sinh, trong cùng môi trường sống và hành vi nhưng trẻ có cha mẹ cận thị sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.

Cận thị do di truyền có chữa được không?

Cận thị do di truyền hay cận thị bẩm sinh đều có thể được điều trị bằng cách đeo kính cận, kính áp tròng hoặc phẫu thuật cận thị. Do đó, khi trẻ có các dấu hiệu của bệnh thì cần kịp thời phát hiện và tìm biện pháp điều trị thích hợp nhất. Ngoài ra đừng quên đưa trẻ đi khám mắt định kỳ để nắm được tình trạng sức khỏe lâu dài.

giải thích cận thị có di truyền không
Công nghệ tiên tiến cho phép điều trị cận thị

Thắc mắc cận thị có di truyền không của nhiều bậc phụ huynh đã được matkinhauviet giải đáp bên trên. Qua đó bạn có thể thấy được mức độ ảnh hưởng của yếu tố di truyền đến thị lực của trẻ sau này. Do vậy, đừng quên chuẩn bị tư duy chăm sóc mắt cho trẻ tốt nhất giúp hạn chế tật cận thị nhé.