Hoa mắt chóng mặt là bệnh gì? Nguyên nhân, cách khắc phục

Hoa mắt chóng mặt là bệnh gì? Nguyên nhân, cách khắc phục

Các bệnh lý nguy hiểm ở người vẫn không ngừng xảy ra hàng ngày, bất cứ ai cũng có thể mắc phải những căn bệnh gây ảnh hưởng đến cuộc sống. Trong đó hoa mắt chóng mặt là tình trạng không ổn định của cơ thể người mà ai cũng dễ mắc phải. Cùng matkinhauviet tìm hiểu hoa mắt chóng mặt là bệnh gì nhé.

Hoa mắt chóng mặt là bệnh gì?

hoa mắt chóng mặt là bệnh gì

Trong quá trình sinh hoạt thường ngày, bởi một số lý do nào đó mà cơ thể người hay mắc phải các tình trạng chóng mặt, mất thăng bằng và không đứng vững, thậm chí buồn nôn. Nếu như xảy ra ngay khi bạn đang chạy xe thì quả là điều nguy hiểm vô cùng. Vậy hoa mắt chóng mặt là bệnh gì?

Một cách chính xác hơn thì hoa mắt chóng mặt không phải là căn bệnh mà nó chính là biểu hiện của các căn bệnh nguy hiểm khác. Đó có thể là bệnh nhiễm trùng tai trong, ứ dịch mê nhĩ hay sỏi lạc chỗ trong tại, tụt canxi cùng nhiều bệnh khác.

Bất kể lứa tuổi nào cũng có khả năng mắc phải căn bệnh này, do đó việc bạn nên làm là hãy đi khám ngay nếu bệnh kéo dài và không tự khỏi. Theo thống kê thì có đến 6% bệnh nhân đi khám bác sĩ khi gặp tình trạng hoa mắt chóng mặt.

Nguyên nhân và biểu hiện của tình trạng hoa mắt chóng mặt

Nguyên nhân xuất hiện bệnh hoa mắt chóng mặt

nguyên nhân bệnh hoa mắt chóng mặt
Nguyên nhân của bệnh hoa mắt chống mặt là gì?

Có vô số nguyên nhân dẫn đến các biểu hiện của hoa mắt chóng mặt, phổ biến là các lý do như sau:

  • Do các hạt canxi di chuyển sai vị trí trong tai, cho nên khiến người bệnh cảm thấy hoa mắt và buồn nôn nhưng lành tính.
  • Do tai bị ứ dịch hoặc bởi hệ thống tiền đình thay đổi áp lực.
  • Khu dây thần kinh tiền đình bị tổn thương sẽ khiến người bệnh chóng mặt.
  • Chức năng thần kinh giảm do não bộ cùng tủy sống bị rối loạn không ổn định làm người bệnh nói lắp, hoa mắt,…
  • Hoa mắt chóng mặt cũng là biểu hiện của căn bệnh đột quỵ và u trong não.

Biểu hiện của bệnh theo mức độ nặng nhẹ

biểu hiện bệnh hoa mắt chóng mặt

Các biểu hiện của bệnh mắt hoa sẽ tùy vào tình trạng và mức độ của từng bệnh nhân. Nếu đang trong giai đoạn nhẹ sẽ có các biểu hiện như: không đứng vững, tầm nhìn quay cuồng, nghiêng ngả, đau đầu, nôn mửa, mờ mắt, chóng mặt,… Khi các biểu hiện trên xuất hiện thì tốt nhất bạn nên đứng im một chỗ để không gặp nguy hiểm.

Nếu tình trạng bệnh diễn biến nặng nề hơn thì sẽ có thêm các biểu hiện như: đau đầu một cách dữ dội, nôn mửa liên tục, nói lắp hoặc không phát ra được tiếng, ù tai, tê mặt hoặc cánh tay,… Khi này căn bệnh đã trở nên nghiêm trọng khá nhiều nên cần người thân đưa đi bệnh viện ngay lập tức để phòng những tình huống bất đắc dĩ.

Các cách điều trị tốt nhất để giúp tình trạng bệnh thuyên giảm 

Cách điều trị đầu tiên chính là phải xác định nguồn gốc của bệnh

xác định nguồn bệnh mắt hoa chống mặt
Bạn hãy xác định nguồn gốc của bệnh hoa mắt chống mặt nhé

Cũng như nhiều biểu hiện khác, nếu như tình trạng cơ thể không ổn định thì chắc chắn chúng ta phải đến bệnh viện để xác định nguyên nhân. Các bác sĩ sẽ sử dụng nhiều dịch vụ và cơ sở vật chất khác nhau để khám tình trạng bệnh, kiểm tra thăng bằng cho bệnh nhân, chẩn đoán, phản xạ,…

Cải thiện bệnh bằng các bài tập phục hồi chức năng 

Để tình trạng bệnh hoa mắt chóng mặt được cải thiện tốt hơn thì không thể nào thiếu các bài tập vật lý trị liệu có hiệu quả cao được các bác sĩ chỉ định. Phổ biến với bài tập rèn luyện giác quan, luyện mắt,… để cơ thể chống lại được các biểu hiện của bệnh.

Dùng thuốc để điều trị bệnh

bệnh hoa mắt uống thuốc gì
Dùng thuốc chuyên trị

Tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân, nếu như bạn bị hoa mắt chóng mặt do tiền đình thì sẽ được các bác sĩ chỉ định thuốc để điều trị.

Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật cho bệnh nhân có bệnh nặng

Hoa mắt chóng mặt có thể xuất phát từ các bệnh lý nguy hiểm như chấn thương não, u nào,… Nên khi này cách điều trị bằng phẫu thuật sẽ có hiệu quả hơn, còn các cách điều trị khác chỉ có thể là cầm chừng.

Xem thêm: Bệnh gì mắt thâm– Cách trị dứt điểm 

Khi nào nên đi gặp các bác sĩ để phòng bệnh nặng hơn?

Nhiều bệnh nhân chỉ cần thay đổi lối sống sinh hoạt là đã có thể đẩy lùi được bệnh do lành tính. Tuy nhiên nếu biểu hiện kéo dài liên tục, dai dẳng và kéo theo nhiều dấu hiệu bất thường khác của có thể khi bạn nên đi đến bác sĩ ngay. Có thể đó không phải là bệnh hoa mắt chóng mặt thông thường.

Cách phòng ngừa tuyệt đối căn bệnh như thế nào?

cách phòng ngừa bệnh hoa mắt chống mặt
Nên thư giản thoái mái

Cách để phòng ngừa bệnh hoa mắt chóng mặt hiệu quả nhất ngay lúc này chính là thay đổi lối sinh sống hoạt. Cơ thể bạn gặp bệnh là do cuộc sống hàng ngày không lành mạnh, hay stress, làm việc liên tục nhiều giờ, ngủ không đủ giấc, không ăn uống đầy đủ,… sẽ đẩy mạnh cho bệnh xuất hiện. Do đó thay đổi lối sống, ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết và giữ gìn cơ thể là việc bạn nên làm lúc này.

Gặp căn bệnh hoa mắt uống thuốc gì?

Một số loại thuốc được các bác sĩ khuyên dùng và chỉ định khi gặp bệnh hoa mắt chóng mặt như:

  • Thuốc kháng Histamin: Nổi bật là thuốc Meclizine hydrochloride, Diphenhydramin Hydroclorid, Promethazine, Cinarizin, Betahistine.
  • Thuốc kháng cholinergic: Dimenhydrinate, Amitriptyline.
  • Thuốc chống nôn: Promethazine, metoclopramide, meclizine.
  • Thuốc an thần: Lorazepam, seduxen, diazepam.
  • Ngoài ra còn một số loại thuốc khác như Flunarizine, Verapamil, Acetazolamide, Corticoid, Tanganil, Ginko Giloba và Piracetam,…

Hoa mắt chóng mặt có nguy hiểm không?

Hoa mắt và chóng mặt là hai triệu chứng khá phổ biến và có thể xuất hiện trong nhiều trường hợp khác nhau, từ mệt mỏi đến bệnh lý nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu hoa mắt và chóng mặt xảy ra đột ngột hoặc kéo dài trong một thời gian dài, có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và cần được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Hoa mắt và chóng mặt có thể hồi phục hoàn toàn không?

Việc hoa mắt và chóng mặt có thể hồi phục hoàn toàn hay không phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra triệu chứng này.

Nếu hoa mắt và chóng mặt là do các vấn đề tạm thời như đứng lâu, thay đổi vị trí đột ngột, thiếu máu, đau đầu, mất nước, căng thẳng hay lo âu thì các triệu chứng này thường sẽ tự khắc biến mất sau vài phút hoặc vài giờ mà không cần điều trị đặc biệt. Trong trường hợp này, bạn chỉ cần tìm cách giảm stress, nghỉ ngơi đủ giấc, uống nhiều nước, và cố gắng giữ thăng bằng khi thay đổi vị trí để hạn chế các triệu chứng.

Tuy nhiên, nếu hoa mắt và chóng mặt là do các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp, tim mạch, huyết áp, tai biến mạch máu não, đau đầu thường xuyên, và các vấn đề liên quan đến hệ thần kinh thì cần điều trị kịp thời theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.

Do đó, nếu bạn gặp phải triệu chứng hoa mắt và chóng mặt, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được khám và chẩn đoán đúng nguyên nhân, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp và giúp hồi phục hoàn toàn triệu chứng.

Liệu hoa mắt và chóng mặt có thể ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày và lái xe hay không?

Hoa mắt và chóng mặt là các triệu chứng khá khó chịu và có thể ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày của một người, bao gồm cả hoạt động lái xe. Nếu bạn gặp phải hoa mắt và chóng mặt đột ngột khi đang lái xe, điều này có thể làm cho bạn mất tập trung và khó khăn trong việc điều khiển xe, gây nguy hiểm cho bản thân và những người tham gia giao thông xung quanh.

Nếu bạn bị hoa mắt và chóng mặt, nên ngưng lái xe và tìm nơi an toàn để nghỉ ngơi cho đến khi triệu chứng giảm đi hoặc biến mất hoàn toàn. Điều quan trọng là bạn không nên tiếp tục lái xe trong khi gặp phải những triệu chứng này, bởi vì điều đó có thể gây tai nạn giao thông nghiêm trọng.

Nếu hoa mắt và chóng mặt là triệu chứng thường xuyên và liên tục gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, giảm thiểu các triệu chứng và nguy cơ tai nạn giao thông.

Bài viết của matkinhauviet đã giải thích vô cùng chi tiết về chủ đề hoa mắt chóng mặt là bệnh gì, kèm theo đó là nhiều thông tin khác xoay quanh biểu hiện trên. Do đó nếu bắt gặp bản thân đang là “nơi trú ngụ” của căn bệnh thì hãy đến ngay với bệnh viện gần nhất để có các chẩn đoán chính xác nhé.

Từ khóa có liên quan: Bệnh mắt giật liên tục | Mắt nhìn xa bị mờ là bệnh gì | Ngứa mắt là bệnh gì

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *