Cận thị chắc có lẽ đã là bệnh mắt không quá xa lạ đối với chúng ta rồi đúng không nào? Thông tin ngày nay cho biết trẻ em tại Việt Nam lên đến 80-90% mắc bệnh với các mức độ cận thị khác nhau. Do đó để chữa trị đúng cách nhằm ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm thì chúng ta cần hiểu rõ về mức độ cận của mình sớm nhất có thể. Bạn muốn đo độ cận ngay tại nhà? Matkinhauviet sẽ chia sẻ bí kíp chính xác nhất.
Độ cận thị là gì?
Nếu như bạn là người lần đầu tiên đi đo mắt cận thị thì bạn sẽ khá băn khoăn không biết độ cận thị là gì. Điều này là do khi đo khám mắt bác sĩ sẽ đưa ra các thông số độ cận thông qua máy đo, vì thế mà bạn cần hiểu đó chính xác đó là những thông số gì để xác định được tình trạng cận thị của bản thân.
Khi tiếp nhận thông tin bạn sẽ thấy các bác sĩ đưa ra một chiếc kính cận phù hợp có ký hiệu chữ -D trên đó. Chính xác thì D chính là chữ viết tắt của từ Diop, qua đó có thể biểu thị chính xác độ cận của khách hàng như 1D, 2D hoặc cũng có khả năng là 1.5D. Diop là đơn vị đo độ cong của tròng kính cận, bạn có thể đọc là Đi – Ốp. Độ cận càng cao thì Diop cũng càng cao và ngược lại.
>>>> Tham khảo bài viết hay: Cận thị giả là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục hay nhất
Tìm hiểu về các mức độ cận thị phổ biến nhất hiện nay
Để xác định mắt có bị cận hay không và mức độ cận thị là nhẹ hay nặng thì chúng ta cần dựa vào các mức độ cận thị. Và trong các mức độ này thì sẽ có hai dạng là số độ và mức độ để chúng ta so sánh rồi rút ra được tình trạng cận thị của bản thân. Tuy nhiên nên lưu ý rằng để có kết quả chính xác thì tốt nhất bạn nên đến các cơ sở bệnh viện chứ không nên học trên website đo mắt bằng các thiết bị trên điện thoại nhé.
>>> Cận thị nặng có nguy hiểm không? Cách chữa trị sao ra
Xác định tình trạng cận thị theo số độ
Hiện nay độ cận thị được chia làm 4 nhóm bao gồm các khoảng cận xác định để biểu thị tình trạng bệnh. Qua các nhóm bạn sẽ biết được độ cận của bản thân chỉ đang ở mức nhẹ hay đang ở mức “báo động” để có biện pháp điều trị thích hợp nhất.
- Nhóm cận thị nhẹ: Độ cận bao gồm từ 0.25-3.00 Diop, khi này người bệnh chỉ mới bị cận và chưa có gì đáng trở ngại, tuy nhiên khi nhìn xa thì có thể sẽ mờ một chút.
- Nhóm cận thị trung bình: Độ cận bao gồm từ 3.00-6.00 Diop, khả năng cao khi rơi vào nhóm độ cận này bạn sẽ gặp thêm loạn thị. Tuy nhiên khá may mắn khi nhóm cận này vẫn chưa đến mức “báo động”.
- Nhóm cận thị nặng: Độ cận bao gồm từ 6.25-10.00 Diop, nếu độ cận cao thì đáy mắt có thể bị tổn hại và cần đeo kính thường xuyên trừ lúc đi ngủ.
- Nhóm cận thị cực đoan: Bao gồm các độ cận trên 10.25 Diop. Nguyên nhân có thể xuất phát từ bẩm sinh, đã cận từ khi còn nhỏ hoặc do các bệnh mắt khác tác động khiến độ tăng nhanh.
Xác định tình trạng cận thị theo mức độ
Cũng tương tư như xác định tình trạng cận thông qua số độ, xác định tình trạng cận thông qua mức độ bao gồm ba nhóm là cận nhẹ, cận trung bình và cận nặng, không xét đi sâu vào chi tiết độ cận. Đối với nhóm đối tượng cận nhẹ hoặc cận trung bình thì nên sử dụng biện pháp điều trị là đeo kính gọng hoặc lens, chi phí không quá đắt đỏ mà lại đem đến tầm nhìn tốt. Dựa vào thiết kế thì có thể thấy rằng lens đỡ vướng víu hơn kính gọng nhưng lại không an toàn bằng.
Còn đối với nhóm người bị cận nặng thì vẫn có thể sử dụng kính cận và lens nhưng thời gian sử dụng thì cần xuyên suốt hơn. Ngoài ra bạn vẫn có thể lựa chọn mổ cận để điều trị nhưng phương pháp này không được áp dụng trong một số trường hợp nhất định nên cần hỏi ý kiến của bác sĩ. Bên cạnh đó chi phí khá cao và khi đã mổ cận thì vẫn có khả năng tái cận.
Gợi ý 4 cách tính các mức độ cận thông dụng nhất
Để có được kết quả về độ cận thị chính xác nhất thông thường sẽ có 4 cách. Tuy nhiên mỗi cách đều có các bước thực hiện khác nhau vì thế mà hiệu quả đem lại cũng có sẽ có phần chênh lệch.
>>> Dấu hiệu của cận thị nhẹ là gì? Cách chữa trị chuẩn y khoa tại mắt kính Âu Việt
Máy đo chuyên nghiệp
Dùng máy đo chuyên nghiệp để xác định các mức độ cận thị thì chỉ được áp dụng tại các cơ sở bệnh viện, phòng khám hoặc cửa hàng cắt kính cận. Bởi chỉ có những chuyên gia biết cách sử dụng mới đem lại kết quả chính xác mà nhất.
Bảng chữ cái cận thị
Phương pháp sử dụng bảng chữ cái cận thị được sử dụng vô cùng phổ biến hiện nay, thậm chí được áp dụng với những đợt kiểm tra sức khỏe trên trường học. Trên thị trường ngày nay bao gồm các loại bảng như bảng đo thị lực dạng thẻ, bảng Landolt, bảng hình, bảng Parinaud, Armaignac và Snellen. Phương pháp này không những an toàn mà còn đem đến độ chính xác khá cao.
Đo bằng app online
Do sự tiên tiến của công nghệ hiện đại ngày nay nên đã xuất hiện không ít các ứng dụng trực tuyến hỗ trợ đánh giá tật khúc xạ cận thị. Một số app bạn có thể xem qua như Eye exam, Eye Care Plus, Prescription Check,… Mặc dù phương pháp này tiện lợi nhưng chắc chắn là kết quả mang lại không mấy khả quan.
Đo độ cận tại nhà
Phương pháp đo độ cận cuối cùng trong 4 gợi ý chính là tự thực hiện xác định độ cận ngay tại nhà. Bạn sử dụng bất cứ đồ vật nào để xác định điểm cực cận và cực viễn của mắt để kiểm tra sức khoẻ của cửa sổ tâm hồn. Tuy nhiên chắc chắn kết quả sẽ không chính xác.
Hướng dẫn tự đo độ cận của mắt ngay tại nhà cực hay
Nếu bạn không muốn sử dụng app online để kiểm tra độ cận và cũng không có bảng chữ cái cận thị thì có thể đo độ cận bằng cách như sau:
Chuẩn bị dụng cụ
Phương pháp này hầu hết chỉ cần các dụng cụ vô cùng đơn giản như: 1 bìa giấy cứng in chữ Times New Roman đậm, không dấu, cỡ chữ 14, 1 cây thước, 2 cây bút với 2 màu mực, 1 sợi dây trắng dài từ 105-110cm.
Các bước thực hiện
Để có được độ cận chính xác của mắt tật khúc xạ mà không cần đến bệnh viện bạn thao tác theo 5 bước dưới đây:
- Bước 1: Người cần đo mắt ngồi thẳng, dùng tay che mắt trái để đo mắt phải trước. Tay còn lại cầm một bên đầu của sợi dây trắng ngang mũi, đặt cách mũi 1cm. Sau đó dùng bút đánh dấu ở vị trí cầm dây.
- Bước 2: Người khác cầm bảng chữ cái thẳng hàng với sợi dây, tay còn lại căng dây và đưa ở gần mắt người đo rồi từ từ di chuyển ra xa.
- Bước 3: Trong thời gian người cầm di chuyển thì người đo sẽ quan sát đâu là điểm cực cận và điểm cực đại của mình, tức là vị trí gần nhất và xa nhất mà mắt có thể nhìn thấy rõ chữ. Sau đó dùng bút đánh dấu lại hai vị trí đó.
- Bước 4: Cho mắt nghỉ ngơi 3 phút và thực hiện giống vậy ở bên mắt trái. Cần đánh dấu bằng màu bút khác nhau để không nhầm lẫn.
- Bước 5: Dùng thước đo khoảng cách các điểm để xác định khoảng nhìn rõ của mắt, sau đó lấy 100 chia cho khoảng đó. Ví dụ khoảng nhìn rõ của bên mắt trái là 40 độ thì 100/40 tức cận 2.5 độ.
Hướng dẫn tự đo độ cận bằng máy đo chính xác
Máy đo chuyên nghiệp được sử dụng phổ biến tại các phòng khám, bệnh viện hay các cửa hàng cắt kính cận nhằm giúp chuyên gia xác định chính xác độ cận của khách hàng. Các ký hiệu cần biết như:
- R (Right), OD: Kết quả đo của mắt phải.
- L (Left), OS: Kết quả đo của mắt trái.
- S (SPH/Sphere/Cầu): Số độ của tròng kính. Dấu “-” tức tật cận thị và “+” tức tật viễn thị.
- S.E: Số độ tròng kính được kiến nghị sử dụng.
- PD: Khoảng cách giữa hai đồng tử, đơn vị mm.
Để có được độ cận chính xác nhất thì cần phải thực hiện nhiều lần để lấy được số đo trung bình dùng làm độ cận của mắt. Các mức độ cận thị của nhiều người là khác nhau thậm chí độ cận của hai bên mắt của cùng một người cũng sẽ khác nhau. Khi có được con số cụ thể thì các chuyên gia sẽ đo độ cận bằng cách lắp kính mẫu.
Cần lưu ý gì khi lựa chọn phương pháp tính độ cận thị
Mặc dù hiện nay có khá nhiều cách để xác định các mức độ cận thị khác nhau tùy theo mong muốn của người bệnh, tuy nhiên hãy dựa vào tình trạng khúc xạ của bản thân để lựa chọn phương pháp đo thích hợp. Ngoài ra nếu có đến các cơ sở bệnh viện, phòng khám để đo thì cần chú ý đến hai yếu tố dưới đây:
- Thông số kỹ thuật: Thông số kỹ thuật sau khi thăm khám mắt xong sẽ được quyết định bởi các chuyên gia, người dùng không thể lựa chọn yếu tố này.
- Dáng kính: Tuy nhiên thì người dùng có thể đưa ra quyết định cho dáng gọng kính, màu sắc kính cũng như là chất liệu kính mà mình mong muốn.
Có nhiều bạn nghĩ rằng các mức độ cận thị chỉ được xác định tại các cơ sở thăm khám mắt, tuy nhiên thực tế thì lại bao gồm nhiều cách khác nhau và có thể được thực hiện ngay tại nhà. Qua thông tin từ bài viết matkinhauviet đã chia sẻ bên trên hy vọng rằng người đang gặp tật khúc xạ sẽ biết cách kiểm tra thị lực sớm để phòng ngừa tình trạng tăng độ cận.