Cận thị là một trong những bệnh lý về mắt hàng đầu hiện nay và có khả năng gây giảm thị lực rất cao. Bệnh sẽ dần tiến triển theo thời gian nếu người bệnh không xử lý, đồng thời còn có thể thay đổi cấu trúc mắt, gây nhiều bệnh khác nhau. Để bảo vệ cửa sổ tâm hồn tốt nhất thì bạn cần hiểu về bệnh cũng như nắm được cách phòng ngừa được matkinhauviet chia sẻ dưới đây.
Bệnh cận thị là gì? Các loại cận thị hiện nay
Cận thị là gì?
Tật cận thị ở mắt là bệnh lý phổ biến nhất hiện nay xuất phát từ việc phát triển của công nghệ máy tính hoặc tư thế học tập không chính xác khiến thị lực giảm dần. Người gặp tình trạng này chỉ có thể nhìn vật ở gần và không thể nhìn rõ các vật ở xa tùy theo độ cận. Điều này do hình ảnh mắt quan sát được hội tụ ở trước võng mạc nên phải nheo mắt lại mới có thể nhìn rõ hơn.
Các loại cận thị phổ biến
Hiện nay mắt bị tật cận thị được chia làm 5 dạng phổ biến khác nhau:
- Cận thị đơn thuần: Đây là dạng phổ biến nhất, thường gặp trong độ tuổi từ 10-18 và độ cận sẽ dưới 6 diop. Bệnh xuất phát từ di truyền hoặc chế độ làm việc, học tập chưa chính xác khiến thị lực suy yếu. Thông thường độ cận sẽ phát triển trong một thời gian ban đầu và ngưng lại ở độ cận nhất định.
- Cận thị thứ phát: Bệnh có thể xuất phát từ tác dụng phụ của một số loại thuốc, do xơ hoá thủy tinh thể, do bệnh tiểu đường cùng nhiều nguyên nhân khác.
- Cận thị ban đêm: Nếu ban ngày mắt bạn nhìn được bình thường nhưng khi đêm đến hay khi có ánh sáng yếu mắt giảm thị lực thì đó chính là mắt cận thị ban đêm. Điều này là do đồng tử của bạn đã bị điều tiết giãn ra nhằm thu ánh sáng nhiều hơn nên khi đến mắt hình ảnh sẽ bị biến dạng.
- Cận thị giả: Triệu chứng của cận thị giả tương đối giống với cận thị đơn thuần, tuy nhiên khi nghỉ ngơi một thời gian thì sẽ hồi phục tầm nhìn. Đây chỉ là cận thị tạm thời khi các cơ mi chỉnh sự điều tiết của mắt bị co cứng.
- Cận thị thoái hoá: Đây là dạng tật cận thị nặng nhất khi độ cận trên 6 diop. Độ cận có thể tăng liên tục dẫn đến các bệnh mắt khác như bong võng mạc, glôcôm, thoái hoá võng mạc,… Tuy nhiên may mắn là dạng này khá hiếm, nếu phát triển thì khi trẻ còn nhỏ nên cha mẹ cần lưu ý để đề phòng nhé.
Nguyên nhân tật cận thị và dấu hiệu nhận biết bệnh
Nguyên nhân dẫn đến cận thị
Nguyên nhân gây cận thị chắc hẳn đã được nhiều người biết đến vì đây là tình trạng phổ biến ở mắt. Tuy nhiên vẫn còn nhiều yếu tố nguy cơ khác nhau vẫn còn ít phổ thông khiến người bệnh chủ quan, bỏ lỡ thời điểm vàng chữa bệnh. Do đó bạn cần nắm rõ tất cả nguyên nhân cận thị như sau:
- Trục nhãn cầu quá dài, thủy tinh thể quá phồng khiến hình ảnh không được rõ đây là nguyên nhân của tật cận thị.
- Bệnh nhân 100% bị cận thị do được di truyền từ bố hoặc mẹ nếu một trong hai có độ cận 6 diop trở lên.
- Hầu hết trẻ sơ sinh chỉ dưới 2.5kg thì khi đến tuổi thiếu niên sẽ có nguy cơ cao mắc cận thị. Ngoài ra trẻ thiếu tháng cũng là đối tượng dễ gặp bệnh.
- Nguyên nhân hàng đầu khiến số lượng học sinh gặp tật cận thị ngày càng cao là do chế độ học tập và sinh hoạt thiếu khoa học.
- Trẻ phải hoạt động mắt ở cường độ cao nhưng không đủ ánh sáng.
- Mắt trẻ khi ngồi học trên bàn ghế có cự ly gần với sách.
- Trẻ thường xuyên sử dụng điện thoại, máy tính, tivi mà không cho mắt thời trang nghỉ ngơi.
- Trẻ ăn uống không đủ các chất dinh dưỡng như chất khoáng, vitamin A, C, E khiến mắt giảm khả năng điều tiết, dễ gặp bệnh.
Dấu hiệu của cận thị nên lưu ý
Có thể nói dấu hiệu cận thị khá dễ để nhận biết do người bệnh sẽ cảm thấy các triệu chứng ngay khi mắt giảm thị lực. Để chắc chắn bản thân đang gặp bệnh bạn có thể so sánh tình trạng mắt với các dấu hiệu sớm nhất như:
- Mắt bắt đầu không thể nhìn rõ được các vật ở xa đây là một trong những triệu chứng cận thị.
- Muốn nhìn rõ hơn ở cự ly xa phải nheo mắt lại.
- Hay mỏi mắt dẫn đến chảy nước mắt, nhức đầu hoặc căng mắt.
- Người bệnh có thói quen dụi mắt nhiều hơn so với bình thường.
- Khi chạy xe khó nhìn thấy các biển quảng cáo, biển hiệu, các vật ở xa hay thậm chí là đèn giao thông.
- Khi chơi thể thao hay lái xe sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi.
- Đặc biệt khi đối với trẻ vẫn trong độ tuổi đi học thì sẽ gặp khó khăn trong việc nhìn lên bảng hay tivi. Khi này khó có thể quan sát rõ chữ dẫn đến tình trạng học tập kém hơn.
Đối với trẻ vẫn chưa đến độ tuổi đi học cha mẹ có thể nhận biết dấu hiệu bị cận thị như sau:
- Trẻ liên tục nheo mắt, không thể gọi được tên của các đồ vật ở khoảng cách xa.
- Do mỏi mắt nên trẻ chớp mắt liên tục và dụi mắt cũng nhiều hơn.
- Khi coi tivi trẻ sẽ có thói quen ngồi gần hơn những đứa trẻ có thị lực sáng.
Cách nhận biết bệnh tật khúc xạ cận thị sớm nhất
Nhận biết cận thị một cách sớm và chính xác nhất sẽ tùy theo một số độ tuổi, matkinhauviet gợi ý kinh nghiệm từ các chuyên gia:
– Đối với trẻ nhỏ bị suy giảm thị lực thì cách nhận biết sớm nhất chính là trẻ ngồi gần tivi hơn thông thường, khi chơi điện thoại sẽ để sát mắt, khi viết bài cúi đầu rất thấp, không hứng thú với các trò chơi đòi hỏi tầm nhìn xa.
– Đối với người lớn bị suy giảm thị lực thì cách nhận biết sớm nhất chính là lái xe không nhìn rõ các biển hiệu, đặc biệt là vào ban đêm. Hay mỏi mắt, nhức đầu, dụi mắt nhiều hơn.
– Đối với người già bị suy giảm thị lực thì cách nhận biết sớm nhất chính là khi đọc báo cần để gần hơn, đi đứng khó khăn, dễ vấp ngã do không nhìn rõ được, tầm nhìn hạn chế nhiều.
Cách điều trị và phòng ngừa cận thị ai cũng nên biết
Phương pháp điều trị cận thị hay
Cách chữa cận thị tiên tiến và hiệu quả nhất ngày nay chính là phẫu thuật mắt, tuy nhiên trẻ dưới 18 tuổi thì không thể áp dụng nên có thể điều trị bằng cách đeo kính cận thị hoặc kính orth-k.
- Điều trị bằng cách đeo kính gọng: Hầu như khi ra đường bạn sẽ thấy có rất nhiều người đeo kính cận do đây là biện pháp an toàn và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên để có sản phẩm phù hợp nhất thì phải cắt kính chính xác với độ cận, nếu không chính xác với nhau sẽ khiến độ cận tăng, vì thế hãy đi đổi kính 6 tháng 1 lần để an toàn hơn.
- Điều trị bằng cách phẫu thuật mắt: Có ưu điểm là tiên tiến, hiệu quả và thời gian hồi phục nhanh chóng, tuy nhiên vẫn còn nhiều người khá lo ngại bởi “dao kéo” tại vùng mắt. Ngoài phẫu thuật LASIK thì còn có phẫu thuật Phakic và phẫu thuật thay thủy tinh thể. Bạn nên đến các bệnh viện uy tín để được tư vấn kỹ càng nhất nhé.
Các câu hỏi thường gặp nhất về bệnh tật khúc xạ cận thị
Khi nào cần đến gặp bác sĩ khi bị cận thị?
Bạn không nên suy nghĩ quá nhiều về thời gian nên đi gặp bác sĩ mà khi nào phát hiện được bản thân đang có các triệu chứng của cận thị thì nên đến bệnh viện ngay. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ khiến bệnh phát triển nặng nề hơn cũng như có thể phát hiện ra các bệnh mắt tiềm ẩn khác.
Biến chứng của tật cận thị là gì?
Cận thị nếu không điều trị sớm sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng khác như nhược thị, bong võng mạc dịch kính, lác ngoài hoặc lác luân phiên, Glocom góc mở, tăng nhãn áp,…
Ai dễ bị tật cận thị nhất?
Các nhóm đối tượng dễ mắc tật cận thị nhất là học sinh, sinh viên, nhóm người đã đi làm do mắt phải hoạt động cao độ và tiếp xúc nhiều với màn hình máy tính, điện thoại.
Bên trên là toàn bộ những gì liên quan đến bệnh cận thị mà matkinhauviet muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng qua trên bạn có thể phát hiện ra tình trạng sớm nhất có thể để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm hơn. Cảm ơn bạn đã xem hết bài viết và mong rằng có thể gặp lại bạn trong những bài viết tiếp theo.
Tham khảo thêm bài viết mới nhất tại đây:
- Giải đáp các mức độ cận thị phổ biến hiện nay
- Mắt lồi cận thị có nguy hiểm hay không
- Cận loạn thị là gì? Cách khắc phục ra sao?
- Cận thị 1 5 diop là bao nhiêu độ có phải là độ cận nhất?
- Mổ cận thị cần bao nhiêu tiền?
- Cận thị có di truyền không
- Cận thị có đi nghĩa vụ không
- Cận thị có tự khỏi được không