Bệnh rối loạn điều tiết mắt ở trẻ em là một trong những vấn đề về mắt bắt gặp rất nhiều ở trẻ nhỏ hoặc dân văn phòng. Điều này một phần xuất phát từ tình trạng trẻ tiếp xúc với điện thoại và máy tính khi còn nhỏ tuổi, thời gian sau bắt đầu xuất hiện các triệu chứng của bệnh. Hãy cùng matkinhauviet tìm hiểu rõ hơn về bệnh rối loạn điều tiết mắt nhé.
Bệnh rối loạn điều tiết mắt ở trẻ em là gì?
Điều tiết mắt chính là tình trạng công suất thủy tinh thể bị thay đổi trong mắt giúp thị lực rõ hơn, mắt có khả năng nhìn rõ ràng hình ảnh các vật ở nhiều khoảng cách khác nhau. Do đó bệnh rối loạn điều tiết mắt ở trẻ em chính là tình trạng thị lực kèm dần, trở nên mờ đi, gây ra một số triệu chứng khó chịu khác, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của trẻ.
Căn bệnh này đặc biệt rất phổ biến ở trẻ em, bệnh bắt đầu khiến mắt mờ nhoè rồi dần trở nên nặng nề hơn với một số triệu chứng nhức mỏi mắt, đau đầu. Từ đó có khả năng cao dẫn đến tật khúc xạ mắt như cận – loạn – viễn thị.
Dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của rối loạn điều tiết mắt
Bệnh rối loạn điều tiết mắt ở trẻ em rất dễ để nhận biết ngay vì khi gặp trẻ sẽ luôn trong trạng thái căng thẳng vả khô, mỏi mắt. Tuy nhiên nếu thấy bệnh tình của trẻ không thuyên giảm mà cứ kéo dài thì cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Dưới đây là một số dấu hiệu bệnh mắt ở trẻ em và triệu chứng thường gặp nhất:
-
- Mắt trẻ đau nhức thường xuyên, thị giác mệt mỏi, luôn trong trạng thái căng thẳng do bệnh khiến trẻ khó chịu.
- Thị lực của trẻ giảm hẳn, do đó hay có tình trạng nheo mắt. Khi khoảng cách bị thay đổi thì rất khó để nhìn rõ.
- Nếu trẻ đi học thì sẽ thấy chữ trên bảng bị nhảy, khó nhìn rõ.
- Mắt trở nên nhạy cảm với ánh sáng kể cả nguồn sáng trong nhà.
- Cùng với đó là các triệu chứng như nhức mắt, cay mắt, thường xuyên chảy nước mắt, cộm mắt, mắt đỏ, ngứa mắt.
Bệnh rối loạn điều tiết mắt ở trẻ em còn khiến trẻ hay đau đầu, nhức mỏi lưng, đau cổ và vai.
Nguyên nhân gây ra rối loạn điều tiết mắt là gì?
Bệnh rối loạn điều tiết mắt ở trẻ em hay nói chính xác hơn chính là tình trạng điều tiết của mắt bị kém. Đây không hẳn là một bệnh lý nhưng lại là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh mắt nguy hiểm hơn. Để có thể ngăn chặn vấn đề này ở trẻ bạn cần biết một số lý do gây bệnh như sau:
- Do trẻ liên tục chơi điện thoại trong một thời gian dài, ánh sáng xanh phát ra từ màn hình thiết bị sẽ gây giảm thị lực.
- Khi đọc sách không cho thời gian mắt nghỉ ngơi.
- Trẻ tập trung mắt cho một việc gì đó khiến mắt mệt mỏi, kiệt sức.
- Ra đường tiếp xúc với nguồn ánh sáng mặt trời gay gắt nhưng không đeo mắt kính để bảo vệ.
Do đó để ngăn chặn cao độ các vấn đề về thị lực có thể xảy ra ở mắt trẻ thì bạn cần đi kiểm tra định kỳ thường xuyên, bởi có một số bệnh tiềm ẩn không gây triệu chứng. Hãy nhớ rằng việc duy trì sức khoẻ mắt là việc hết sức quan trọng cho bản thân và trẻ nhỏ.
Phương pháp điều trị bệnh rối loạn điều tiết mắt ở trẻ em
Có nhiều cách để điều trị bệnh rối loạn điều tiết mắt ở trẻ em hiệu quả cao được các chuyên gia khuyên áp dụng. Nếu gặp trẻ bắt đầu có các triệu chứng của bệnh thì bạn nên điều trị như sau:
– Vô cùng cần thiết trong việc thay đổi thói quen sinh hoạt sao cho khoa học và hợp lý nhất có thể. Chẳng hạn như: chớp mắt thường xuyên tránh mắt bị khô, nên sử dụng điện thoại theo nguyên tắc 20 ( tức khi tiếp xúc với thiết bị được 20 phút thì nên nhìn ra phía xa 20 feet (6m) trong khoảng 20 giây để mắt được nghỉ ngơi.
– Nơi học tập, sinh hoạt của trẻ phải có đầy đủ nguồn ánh sáng, không quá mờ cũng không quá chói.
– Tư thế học tập của trẻ phải chính xác, đặc biệt khoảng cách từ mắt đến bàn học phải từ 50-70cm.
– Ưu tiên chuẩn bị cho trẻ kính chống chói hoặc màn lọc.
– Sử dụng thuốc nhỏ mắt chất lượng để tránh tình trạng khô mắt, giúp thị lực phát triển tốt hơn.
– Nếu trẻ đã bị cận thì sau 6 tháng phải đi kiểm tra độ khúc xạ 1 lần để đeo kính đúng độ.
– Thường xuyên cho trẻ hoạt động ngoài trời giúp mắt linh hoạt hơn.
– Khẩu phần ăn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng như lycopene, Beta carotene, Zeaxanthin, Lutein,…
Cách phòng bệnh rối loạn điều tiết mắt ở trẻ em
Phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh, tránh thị lực suy giảm khi trẻ còn nhỏ tuổi thì nên có một số biện pháp phòng bệnh như sau:
– Môi trường sống và đặc biệt là học tập của trẻ phải có đầy đủ ánh sáng, nhưng nơi có ánh sáng kém đòi hỏi mắt phải điều tiết nhiều hơn, từ đó dễ gây ra bệnh rối loạn điều tiết mắt.
– Cần phải bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và thị lực như chất kẽm, Vitamin A và vitamin E, Omega 3, chất chống oxy hoá, axit béo,… Cho nên hãy cho trẻ ăn nhiều dâu tây, cá hồi, bông cải xanh, ớt, bơ, cà rốt,…
– Thường xuyên lên Youtube để tập thể dục cho mắt bằng các bài tập thư giãn mắt, hiệu quả đem lại rất cao.
– Cần cho cơ thể ngủ đủ giấc ít nhất 8 tiếng/1 ngày, và ngủ trước 11 giờ tối. Hạn chế tình trạng ngủ trễ thức sớm.
– Đặc biệt nên chú ý đi khám mắt định kỳ để có cách điều trị sớm nhất nếu phát hiện ra bệnh.
Các thắc mắc chung về sự rối loạn điều tiết mắt
Không ít các bệnh nhân khi gặp phải bệnh rối loạn điều tiết mắt thường hay thắc mắc một số vấn đề như sau:
Nếu không điều trị bệnh thì trẻ sẽ gặp vấn đề gì?
Trẻ gặp bệnh ban đầu sẽ bị giảm thị lực, mắt mờ, tinh thần thường xuyên mệt mỏi và bị ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình học tập. Nếu không điều trị bệnh sẽ diễn biến nặng hơn gây tật khúc xạ mắt, tăng nhanh độ cận hoặc các bệnh nguy hiểm khác.
Biến chứng nào xảy ra khi bị rối loạn điều tiết mắt?
Nếu bệnh ngày càng phát triển nặng nề hơn mà không điều trị kịp thời rất dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm như: rối loạn giấc ngủ, bệnh võng mạc, thoái hoá điểm vàng, đục thủy tinh thể,…
Qua trên bạn sẽ thấy rằng bệnh rối loạn điều tiết mắt ở trẻ em là vấn đề nguy hiểm ở trẻ và đặc biệt là xảy ra vô cùng phổ biến. Vì thế vô cùng cần thiết trong việc hiểu rõ về bệnh và tích lũy đầy đủ kiến thức trong việc phòng bệnh. Hy vọng bài viết của matkinhauviet là hữu ích đối với các độc giả.
Tổng hợp cách điều trị bênh mắt ở trẻ nhỏ hay từ chuyên gia: