[Xem Ngay] Điều trị bệnh đau mắt hột ở trẻ em từ chuyên gia

[Xem Ngay] Điều trị bệnh đau mắt hột ở trẻ em từ chuyên gia

Bệnh đau mắt hột ở trẻ em là một trong những bệnh mắt nguy hiểm có khả năng gây mù mắt vĩnh viễn nếu không điều trị đúng cách. Ngoài ra bệnh nhiễm trùng mắt này còn để lại sẹo mờ, gây mất tính thẩm mỹ cho khuôn mặt. Theo WHO hiện nay có tối thiểu khoảng 2 triệu người đã bị mù do bệnh đau mắt hột. Do đó rất quan trọng trong việc phòng tránh bệnh cho trẻ.

Bệnh đau mắt hột ở trẻ em
Theo thống kê số lượng mắc bệnh đau mắt hột ở trẻ em ngày càng tăng

Tổng quan về bệnh đau mắt hột ở trẻ em

Bệnh đau mắt hột ở trẻ em là bệnh viêm mạn tính ở giác mạc và kết mạc, trẻ một khi đã mắc bệnh sẽ nhanh chóng lây lan và phát triển mạnh mẽ. Thậm chí ở giai đoạn nặng nhất bệnh sẽ xuất hiện các hột nổi trên mắt, khi chúng vỡ ra sẽ tạo thành sẹo kết mạc khiến nhiều người trở nên mất tính thẩm mỹ hơn.

Nếu như sẹo nặng sẽ gây ra tình trạng lông quặm, nếu như không điều trị sớm và đúng cách thì lông quặm này sẽ khiến giác mạc bị thủng hoặc lỡ loét, viêm nội nhãn khiến thị lực kèm dần. Sau đó nếu tình trạng ngày càng cứ phát triển nặng hơn sẽ khiến trẻ mất thị lực vĩnh viễn.

Đã từng có giai đoạn bệnh đau mắt hột ở trẻ em bùng phát dữ dội thành dịch bệnh ở nước ta. Đặc biệt chúng lây lan rất nhanh tại những nơi bị ô nhiễm, vệ sinh kém. Nổi bật nhất là khi vào mùa mưa lũ, đây chính là thời điểm “vàng” khiến bệnh đau mắt hột có cơ hội tung hoành.

Bệnh đau mắt hột ở trẻ em
Bệnh đau mắt hột ở trẻ em

Các nguyên nhân khiến trẻ dễ mắc bệnh đau mắt hột

nguyên nhân bệnh đau mắt hột ở trẻ em
Vệ sinh kém môi trườn sống gây bệnh đau mắt hột ở trẻ em

Vi khuẩn Chlamydia Trachomatis chính là nguyên nhân chính khiến trẻ bị đau mắt hột. Không những thế chúng còn gây ra một số bệnh sinh dục có hột và viêm đường tiết niệu ở người, phổi và đường hô hấp ở trẻ em. Loại vi khuẩn này có thể sống ở nhiệt độ cao trong vòng khoảng 1 tuần, nhưng khi đột ngột tiếp xúc với nhiệt độ nóng trong khi đang để lạnh thì chết rất nhanh. Ngoài ra chúng sẽ chết sau 24 tiếng nếu ở ngoài cơ thể người.

Một vài tác nhân khiến vi khuẩn Chlamydia Trachomatis dễ dàng xâm nhập vào cơ thể trẻ bao gồm:

  • Môi trường sống đông đúc nhưng điều kiện sống thấp: Những nơi có không gian hẹp, nhiều người, không có các thiết bị vệ sinh thì vi khuẩn rất dễ dàng trong việc lây lan rồi bùng phát thành ổ dịch.
  • Điều kiện vệ sinh kém: Trẻ và cả người lớn sẽ rất dễ mắc bệnh hơn nếu môi trường sống thiếu vệ sinh. Không những là vi khuẩn Chlamydia Trachomatis mà cả những con côn trùng khác hay muồi, ruồi cũng sẽ gây ảnh hưởng.

Cha mẹ nên chú ý một số triệu chứng bệnh đau mắt hột ở trẻ em

chú ý bệnh đau mắt hột ở trẻ em
Phụ huynh nên chú ý bệnh đau mắt hột ở trẻ em

Khi trẻ đã mắc bệnh thì khả năng cao sẽ gặp nhiều dấu hiệu bệnh mắt ở trẻ em dễ nhận biết như:

  • Mắt xuất hiện nhiều ghèn hơn hoặc thậm chí là mủ và dịch nhầy.
  • Mắt ngứa nhẹ, có biểu hiện bị sưng ở mí mắt, bị kích ứng mắt.
  • Trẻ thường xuyên đau mắt và nhạy cảm với ánh sáng.
  • Các tuyến nước mắt bị ảnh hưởng nên mắt khô, nếu không chữa trị sẽ khiến bệnh nặng hơn.
  • Thông thường kết mạc sụn mi trên sẽ có hột và nhú gai. Ngoài ra cũng có thể xuất hiện ở kết mạc mi dưới và kích thước của hột không đều nhau.
  • Nhìn kĩ sẽ thấy giác mạc có một số màng máu. Ngoài ra còn có sẹo hoặc lõm hột.

Bệnh đau mắt hột tiến triển qua 4 giai đoạn theo WHO

Bệnh đau mắt hột ở trẻ em sẽ tiến triển dần theo 4 giai đoạn khác nhau (theo WHO) nếu không điều trị khiến trở nặng. Bậc phụ huynh nên lưu ý hết sức có thể.

Bệnh đau mắt hột ở trẻ em – Giai đoạn I

Bệnh đau mắt hột ở trẻ em giai đoạn 1
Bệnh đau mắt hột ở trẻ em giai đoạn 1

Ở giai đoạn đầu tiên sẽ không bắt gặp dấu hiệu chủ quan do bệnh xuất hiện âm thầm. Do đó thông thường chỉ phát hiện được qua khám sức khỏe tổng quát. Thẩm lậu nhẹ ở kết mạc sụn mi trên, xuất hiện các hột nhỏ trắng vàng trên kết mạc sụn mi trên hay còn được gọi là tiền hột.

Các hột trong suốt cùng với một vài đám hột nhỏ bắt đầu xuất hiện trên kết mạc cùng đồ và bờ trên sụn mi. Giai đoạn I rất ít khi kết mạc sụn mi dưới có hột.

Bệnh đau mắt hột ở trẻ em – Giai đoạn II

Bệnh đau mắt hột ở trẻ em giai đoạn 2
Bệnh đau mắt hột ở trẻ em giai đoạn 2

Khi trẻ thức dậy vào sáng sớm sẽ thấy đọng lại trong mắt một ít tiết tố, tuy nhiên các triệu chứng chủ quan vẫn chưa có gì nổi bật. Thay vào đó ở kết mạc sụn mi trên vẫn xuất hiện các triệu chứng khách quan. Khi này thẩm lậu đã hoàn toàn che lấp mạch máu, kết mạc trở nên xù xì.

Ở hai góc mi là vị trí tập trung nhiều gai nhú, giai đoạn này chúng mọc đầy. Các hột to xuất hiện nhiều, dễ vỡ do to và nếu vỡ ra sẽ tiết chất nhầy đặc hiệu. Nhiều dạng mắt hột từ tiền hột, đến hột to, đến hột ngoại tử rồi một ít sẹo kết mạc. Màng máu lỏng xuất hiện.

Bệnh đau mắt hột ở trẻ em – Giai đoạn III

Bệnh đau mắt hột ở trẻ em giai đoạn 3
Bệnh đau mắt hột ở trẻ em giai đoạn 3

Trong 4 giai đoạn thì giai đoạn III có sự lâu dài nhất, chúng đan xen giữa dấu hiệu hoạt tính và dấu hiệu ổn định. Các biến chứng khác bắt đầu xuất hiện như lông xiêu và cụp mi.

Bệnh đau mắt hột ở trẻ em – Giai đoạn IV

Bệnh đau mắt hột ở trẻ em giai đoạn 4
Bệnh đau mắt hột ở trẻ em giai đoạn 4

Giai đoạn IV mắt hột lành sẹo, yếu tố hoạt tính biến mất ở trên kết mạc, sót lại duy nhất là sẹo ở nhiều mức độ. Thấy rõ màng máu trên giác mạc khi đi khám, có thể quan sát chúng kỹ hơn nếu nhìn dưới kính hiển vi. Lõm hột Herbert xuất hiện trên giác mạc.

Các biến chứng bệnh đau mắt hột ở trẻ em để lại

các biến chứng bệnh đau mắt hột ở trẻ em
các biến chứng bệnh đau mắt hột ở trẻ em

Trẻ bị bệnh đau mắt hột có khả năng mắc một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Ngứa mắt, cộm mắt, đỏ mắt dẫn đến biến chứng viêm kết mạc mạn tính.
  • Biến chứng lông quặm khiến loét giác mạc, tổn thương giác mạc do tổn thương kết mạc bờ mi làm cho lông mi bị biến dạng.
  • Biến chứng mù lòa là nguy hiểm nhất mà chúng ta cần lưu ý, tình trạng này là do trẻ mắc bệnh được vệ sinh kém dẫn đến nhiễm khuẩn.
  • Bệnh đau mắt hột ở trẻ em khiến bờ mi biến dạng gây biến chứng viêm sụn mi.
  • Biến chứng loét giác mạc khiến trẻ mắc bệnh sợ ánh sáng, đau nhức mắt và dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.
  • Giác mạc bị tổn thương rất dễ bị nhiễm virus, vi khuẩn dẫn đến biến chứng bột nhiễm.
  • Cùng một số biến chứng nguy hiểm khác cần phòng tránh như u hạt ở rìa giác mạc, loạn thị, viêm tuyến lệ, khô giác mạc.

Âu Việt gợi ý phương pháp phòng ngừa đau mắt hột cho trẻ

Bệnh đau mắt hột ở trẻ em là gì
Môi trường xung quanh trẻ phải thật trong lành

Phòng ngừa bệnh đau mắt hột ở trẻ em là nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với bậc cha mẹ đối với trẻ nhỏ. Điều này giúp trẻ phát triển thị lực tốt hơn, ngăn chặn các tình trạng xấu đến mắt có thể dẫn đến mù lòa. Hãy phòng ngừa bệnh theo các phương pháp như sau:

  • Phải vệ sinh kỹ càng và sạch sẽ môi trường xung quanh như nhà ở, sân vườn, nơi ăn uống, học tập của trẻ,…
  • Chỉ nên sử dụng nguồn nước sạch tránh vi khuẩn.
  • Trước khi ăn, khi ngủ hay vừa đi ra ngoài xong cần cho trẻ rửa tay thật kỹ.
  • Dạy cho trẻ hạn chế dụi mắt vì tay có khả năng đưa vi khuẩn lên mắt rất cao.
  • Ưu tiên sử dụng một chai nước nhỏ mắt.
  • Nếu có dịch đau mắt đỏ hay ở lớp có trẻ khác đang bị thì tốt nhất nên sử dụng biện pháp cách ly cho con nhà mình.
  • Bổ sung thực phẩm có đầy đủ vitamin A, vitamin C như gấc, cà rốt, bí đỏ,… giúp tăng sức đề kháng cho trẻ.

Trả lời một số thắc mắc cơ bản về bệnh đau mắt đỏ

Thông thường khi trẻ mắc bệnh các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng đến sức khoẻ con mình. Cho nên hãy tham khảo hai thắc mắc lớn dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh đau mắt đỏ nhé.

Trẻ ở độ tuổi bao nhiêu thường bị đau mắt hột nhiều nhất?

Bệnh đau mắt đỏ thường xuất hiện phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ từ 3-6 tuổi ở khắp mọi nơi trên thế giới. Bệnh sẽ có từng đợt tiến triển hoặc thuyên giảm phụ thuộc vào phương pháp chữa trị và phát hiện sớm hay muộn.

Khi trẻ mắc bệnh đau mắt hột có sao không?

[Xem Ngay] Điều trị bệnh đau mắt hột ở trẻ em từ chuyên gia
Trẻ sẽ cảm thấy khó chịu ở mắt khi bị bệnh đau mắt hột
Bệnh đau mắt hột ở trẻ em sẽ gây nhiều triệu chứng đau nhức mắt, nổi hột vô cùng khó chịu và nếu ở diễn biến nặng sẽ để lại nhiều triệu chứng khác nhau. Có trường hợp bệnh tự hết sau vài ngày, tuy nhiên đôi khi cũng cần có sự can thiệp của y tế. Do đó cha mẹ cần hết sức lưu ý đến tình trạng của trẻ để chữa bệnh kịp thời.

Bệnh đau mắt hột ở trẻ em không phải là căn bệnh hiếm gặp mà ngược lại còn rất phổ biến và có khả năng lây lan cao. Vì thế cha mẹ cần có các biện pháp bảo vệ sức khoẻ cho con mình, nếu trẻ mắc phải cần đến bệnh viện ngay. Cuối cùng hy vọng bài viết của matkinhauviet có ích trong việc phòng ngừa đau mắt hột cho trẻ.

Tham khảo bài viết liên quan: