[Cẩn thận] Bệnh vàng mắt ở trẻ em có gây nguy hiểm đến mắt

[Cẩn thận] Bệnh vàng mắt ở trẻ em có gây nguy hiểm đến mắt

Bệnh vàng mắt ở trẻ em là một trong những bệnh tình rất dễ bắt gặp ở cả trẻ sinh non và cả trẻ đủ tháng, không chỉ vàng mắt mà còn có nguy cơ bị vàng da. Vậy hiện tượng vàng mắt từ đâu mà ra khiến các bậc phụ huynh phải lo lắng như vậy? Đồng thời nó có nguy hiểm gì tới trẻ sơ sinh hay không? Cùng matkinhauviet tìm hiểu câu trả lời nhé. 

Nguyên nhân bệnh vàng mắt ở trẻ em

nguyên nhân bệnh vàng mắt ở trẻ em
Bệnh vàng mắt ở trẻ em có gây nguy hiểm

Trẻ bị vàng mắt chính là khi lòng trắng mắt hay còn được gọi là kết mạc có biểu hiện màu vàng, trong khi trẻ bình thường sẽ có màu trắng. Phần lớn trẻ sinh non hoặc đủ tháng sẽ là đối tượng của bệnh vàng mắt ở trẻ em, mà đặc biệt là 2 tuần đầu sau sinh, khả năng đi kèm với tình trạng vàng da. Rất dễ để nhận biết trẻ đang mắc bệnh khi trong môi trường có đủ ánh sáng. Các nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ mắc bệnh vàng mắt như:

  • Trẻ sinh non, đặc biệt là khi không đủ 37 tuần.
  • Trẻ đủ tháng nhưng lại không được cung cấp sữa từ mẹ hoặc sữa đầy đủ.
  • Nếu mẹ và trẻ không cùng nhóm máu với nhau cũng có nguy cơ khiến trẻ bị bệnh vàng mắt. Điều này là do bilirubin trong cơ thể trẻ đột ngột tăng cao.
  • Ngoài ra còn có một số lý do bắt nguồn từ việc trẻ bị bệnh như nhiễm trùng máu, hội chứng thiếu enzyme, bệnh lây từ mẹ liên quan đến gan và mật, trẻ bị xuất huyết,…

Cách giúp cha mẹ nhận biết trẻ đang bị bệnh vàng mắt

nhận biết Bệnh vàng mắt ở trẻ em
Tròng trắng của mắt bị bệnh vàng mắt sẽ khác thường

Sau 2 tuần sinh nếu trẻ đang mắc bệnh thì cũng rất khó để nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng. Tuy nhiên cũng có một vài trường hợp thì bệnh mắt ở trẻ này lại tự hết khiến các mẹ truyền tai nhau đây chỉ là tình trạng sinh lý bình thường sau sinh nên khiến các trường hợp trở nên tồi tệ hơn do không được điều trị.

Dấu hiệu để các bậc cha mẹ nhận biết đó là khi nhìn vào lòng trắng mắt của trẻ sẽ thấy chúng có màu trắng khác thường. Đặc biệt nên lưu ý vì nếu trẻ có màu da ngăm đen hoặc đỏ hồng thì việc phát hiện sẽ trở nên khó khăn hơn. Các triệu chứng có thể đi kèm hơn như sau:

  • Trẻ bị vàng da.
  • Lòng bàn tay và lòng bàn chân của trẻ cũng có màu vàng.
  • Phân nhạt màu và nước tiểu đậm màu.

Cách chữa trị bệnh vàng mắt ở trẻ em hiệu quả 

cách chữa trị Bệnh vàng mắt ở trẻ em
Nếu trẻ bị vàng mắt nên được chữa trị kịp thời

Nhằm điều trị bệnh vàng mắt ở trẻ em hiệu quả và dứt điểm nhất thì việc phát hiện kịp thời là vô cùng quan trọng. Sau đó cha mẹ có thể thực hiện theo phác đồ như sau:

  • Nếu trẻ bị mắc bệnh vàng mắt do bị nhiễm trùng thì cha mẹ cần có thuốc kháng virus, thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng nấm.
  • Nếu trẻ bị mắc bệnh vàng mắt do các vấn đề liên quan đến máu thì có thể sử dụng phương pháp truyền máu cho bệnh nhân.

Đặc biệt một số sản phẩm bổ trợ cho bệnh nhân khi mắc bệnh để cải thiện tình trạng như:

  • Phospholipid: Giúp sửa chữa và tái tạo tế bào gan bị tổn thương, giúp bệnh vàng mắt được cải thiện.
  • Vitamin nhóm B: Hỗ trợ các triệu chứng buồn nôn, chán ăn, chóng mặt, đồng thời tăng cường sức khỏe cho gan và thải độc.
  • Vitamin E: Loại bỏ các tác nhân nhằm bảo vệ gan, chống oxy hóa cao.

Trả lời một số thắc mắc thường gặp về bệnh vàng mắt ở trẻ em

Theo như thống kê, phân tích thì matkinhauviet nhận thấy được có nhiều bậc phụ huynh thắc mắc cùng câu hỏi tương tự như:

Bệnh vàng mắt ở trẻ em có nguy hiểm đến trẻ không?  

Bệnh vàng mắt ở trẻ em có nguy hiểm
Bệnh vàng mắt ở trẻ em là bệnh lý thường gặp ở trẻ

Nếu như là trường hợp tích cực thì sau 2-3 ngày mẹ có thể nhận biết được các dấu hiệu trẻ đang bị bệnh vàng mắt, sau đó sau 2 tuần bệnh sẽ thuyên giảm mà không cần bất kỳ phương pháp điều trị nào. Tuy nhiên không phải trẻ sơ sinh nào cũng có thể may mắn đến như vậy, một số trường hợp bệnh vàng mắt bắt nguồn từ các bệnh tiềm ẩn nguy hiểm khác gây nguy hiểm cho trẻ.

Do đó gia đình không được chủ quan khi thấy trẻ có triệu chứng vàng mắt mà hãy đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám ngay để ngăn chặn các trường hợp đáng tiếc. Do đó có thể nói rằng trong một số trường hợp thì vàng mắt là bệnh rất nguy hiểm cho trẻ sơ sinh.

Mẹ phải làm gì khi phát hiện ra trẻ đang bị vàng mắt?

bao lâu Bệnh vàng mắt ở trẻ em hết
Nếu bệnh vàng mắt ở trẻ em không thuyên giảm thì bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ

Sau 3 ngày sinh trẻ sẽ được bệnh viện khám thường xuyên để xem có tình trạng gì bất thường hay không, trong thời gian này mẹ cần quan sát kỹ để báo ngay với bác sĩ nếu trẻ bị vàng mắt. Sau đó nếu như về nhà mà phát hiện trẻ xuất hiện các biểu hiện như mệt mỏi, bỏ bú, sốt cao,… thì cần tư vấn với bác sĩ, điều quan trọng nhất là mẹ cần phải giữ bình tĩnh trong mọi trường hợp nhé.

Bao lâu thì bệnh vàng mắt ở trẻ em tự hết?

Bệnh vàng mắt ở trẻ em
2 tuần bệnh vàng mắt ở trẻ em sẽ hết

Thông thường sau 2 tuần đầu tiên trẻ sẽ hết bệnh mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên nếu là bệnh xuất phát từ bệnh tiềm ẩn khác thì thời gian sẽ lâu hơn tùy vào từng thể trạng của trẻ và cách điều trị của bác sĩ.

Tắm nắng có phải là cách điều trị bệnh vàng mắt hiệu quả?

Bệnh vàng mắt ở trẻ em có nên tắm nắng
Không có câu trả lời chính xác cho việc tắm nắng giúp khỏi bệnh vàng mắt ở trẻ em

Mặc dù có nhiều ý kiến cho rằng tắm nắng có thể điều trị bệnh vàng mắt ở trẻ em tuy nhiên vẫn chưa có lời giải đáp chính xác, cần nghiên cứu khoa học hơn. Mặc dù thế nhưng có thể tắm nắng sẽ có khả năng điều trị vàng mắt, vàng da ở mức độ nhẹ.

Trẻ sơ sinh hoặc trẻ sinh non là những đối tượng rất dễ mắc phải các bệnh lý tiềm ẩn mà đến cả chúng ta cũng không hề hay biết. Trong đó bệnh vàng mắt ở trẻ em được đánh giá cao về mức độ nguy hiểm nếu như nó xuất phát từ các bệnh tiềm ẩn. Do đó hy vọng qua bài viết của matkinhauviet các bậc cha mẹ sẽ hiểu rõ hơn về sức khỏe con mình.

Xem thêm những căn bệnh phổ biến hiện nay ở trẻ: