4 Dấu hiệu nhận biết bệnh lé mắt ở trẻ em và 5 cách điều trị

4 Dấu hiệu nhận biết bệnh lé mắt ở trẻ em và 5 cách điều trị

Một trong những bệnh thường gặp nhất ở trẻ em phải kể đến bệnh lé mắt hay còn được gọi là lác mắt. Ngoài ra bệnh còn có tính di truyền trong gia đình và làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Vậy bệnh lé mắt ở trẻ em có trị được không? Cùng matkinhauviet khám phá cách chữa bệnh đến từ các chuyên gia nhé.

bệnh lé mắt ở trẻ em
Bệnh lé mắt ở trẻ em khiến trẻ tự tin

Bạn đã hiểu như thế nào là bệnh mắt lé chưa?

Đối với người có đôi mắt bình thường thì hai con mắt sẽ cùng nhìn vào một điểm hay còn gọi là hợp thi. Khi đó nhãn cầu sẽ có nhiệm vụ lấy hình ảnh ở cả hai mắt để tổng hợp lại một hình ảnh 3 chiều duy nhất để giúp thị lực có thể nhìn rõ mọi cảnh vật xung quanh.

Trong khi đó bệnh lé mắt ở trẻ em chính là tình trạng hai đôi mắt không thẳng hàng cùng với nhau, ví dụ như mắt bên trái nhìn thẳng thì mắt bên phải sẽ nhìn lệch hẳn sang một bên. Tình trạng này xuất hiện rất phổ biến ở trẻ em, thậm chí ngay ở cả trẻ sơ sinh. Người lớn cũng là đối tượng không ngoại lệ.

Do đó não bộ sẽ thu nhận hai hình ảnh khác nhau đến từ hai hướng mắt khác nhau, tuy nhiên ở trẻ còn nhỏ tuổi thì não bộ sẽ chọn lọc hình ảnh của mắt nhìn rõ, loại bỏ ảnh nhìn lệch. Nhưng về sau trẻ cũng sẽ mất đi thị giác tinh tế, não bộ không còn khả năng này nữa.

Ngày nay có hai loại lé mắt ở trẻ em chính là lác cơ năng (thường gặp ở trẻ em) và lát liệt (thường gặp ở người lớn). Tùy vào tính chất mà bệnh sẽ được biểu hiện theo nhiều dạng khác nhau. Bệnh có thể bắt gặp ở cả hai mắt và dần mắt bị lác sẽ trở nên yếu hơn.

bệnh lé mắt ở trẻ em
Bệnh lé mắt ở trẻ em làm cho hai hướng mắt khác nhau

Các nguyên nhân gây nên bệnh lé mắt ở trẻ em

nguyên nhân bệnh lé mắt ở trẻ em
Trẻ bị di truyền có thể dẫn đến bệnh lé mắt ở trẻ em

Khi 6 cơ quanh mắt không phối hợp nhịp nhàng cùng với nhau sẽ khiến mắt trở nên bị lác. Các nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như sau:

  • Do yếu tố di truyền từ gia đình đến trẻ.
  • Do trẻ bị bẩm sinh hoặc mắc phải vấn đề liệt cơ vận nhãn.
  • Do trẻ bị bại não, u não, mắc hội chứng Down hay não bị úng thủy.
  • Do trẻ bị sinh non, khi sinh ra nhẹ cân.
  • Trẻ mắc các tật khúc xạ như cận thị hay viễn thị cũng có nguy cơ bị lác mắt.
  • Bị chấn thương vùng mắt do tai nạn.
  • Trước đó hoặc đang mắc các bệnh lý nghiêm trọng ở mắt như sẹo giác mạc, đục thủy tinh thể, sụp mí,…
  • Do phẫu thuật mắt hoặc nhiễm trùng mắt.

Dấu hiệu và triệu chứng nhận biết trẻ đang bị lác mắt

dấu hiệu bệnh lé mắt ở trẻ em
bệnh lé mắt ở trẻ em gây cản trở thị lực

Dấu hiệu để nhận biết bệnh lé mắt ở trẻ em có thể xuất phát từ việc trẻ tự soi gương thấy hoặc nhờ người khác phát hiện hai đôi mắt có dấu hiệu bị lệch và không đều nhau. Đặc biệt có một số trường hợp bệnh mắt ở em bị lé mắt ẩn phải đi khám mới biết được.

Một số triệu chứng trẻ mắc phải khi bị mắt lác như:

  • Mắt có khả năng tập trung kém, kèm theo tình trạng thường xuyên mỏi mắt.
  • Do thị lực kém nên đi đứng hay té ngã, hậu đậu, thao tác không có sự chính xác như mắt thường.
  • Có thể xuất hiện tình trạng nghiêng đầu.
  • Trẻ nhìn thấy song thị, tức hai hình ảnh khác nhau.

Bệnh lé mắt ở trẻ em có thể điều trị được không?

điều trị bệnh lé mắt ở trẻ em
Bệnh lé mắt ở trẻ em có thể được điều trị

Các bậc phụ huynh đừng quá lo lắng vì dựa vào nền y học ngày càng phát triển tiên tiến như hiện nay thì bệnh lé mắt ở trẻ em có thể được điều trị. Tuy nhiên kết quả ra sao còn phải tùy thuộc vào cơ sở bệnh viện, trường hợp bệnh của trẻ và bệnh đã mắc có lâu hay chưa.

Hiện nay có rất nhiều phương pháp chữa bệnh khác nhau giúp trẻ được cải thiện bệnh như chỉnh thị, phẫu thuật, chỉnh quang. Bạn nên lưu ý rằng bệnh càng được chữa sớm và tuổi của trẻ càng nhỏ thì tỷ lệ thành công sẽ ngày càng cao hơn.

Theo như nghiên cứu thì chúng ta có kết quả như sau: tỷ lệ thành công đạt 92% khi được chữa trị trong độ tuổi 3-4, tỷ lệ thành công đạt 62% khi được chữa trị trong độ tuổi 6-8, tuổi cao hơn thì khó để phục hồi toàn diện do mắt đã thành tật.

Các phương pháp điều trị bệnh lác mắt cho trẻ nhỏ

Có nhiều cách phối hợp nhiều phương pháp hoặc áp dụng một cách điều trị duy nhất để chữa bệnh lé mắt ở trẻ em tùy vào từng trường hợp. Một số cách điều trị được cho là hiệu quả phải kể đến như sau:

  • Đối với các trường hợp trẻ bị lé mắt do tật khúc xạ đi cùng quy tụ điều tiết thì sẽ sử dụng cách điều trị đeo kính giúp mắt nhìn thẳng.
  • Tập luyện cho mắt như liếc sang hướng ngược chiều giúp bên mắt bị lé nhìn chính xác vào các vật hơn. Sau đó sẽ hợp thị hai mắt trên máy tập chỉnh quang.
  • Thường xuyên cải thiện thị lực cho bên mắt bị lác bằng cách che mắt khoẻ và chỉ nhìn xung quanh bằng mắt lé.
  • Trường hợp bệnh đối với người lớn thì sẽ được tiêm thuốc Botulinum toxin trong thời gian chờ để phẫu thuật mắt. Tuy nhiên trường hợp này chỉ là giải quyết tạm thời.
  • Phương pháp phẫu thuật hiệu quả nhất ngày nay. Đối với bệnh nhân là trẻ em sẽ đem lại cơ hội phục hồi, cải thiện thị lực tốt. Đối với người lớn sẽ được khôi phục tính thẩm mỹ, cải thiện bệnh tình giúp bệnh nhân tự tin giao tiếp hơn.

Nếu trẻ có các triệu chứng của bệnh lác mắt như nghiêng đầu, song thị, mắt lệch,… thì cha mẹ cần phát hiện sớm để đưa trẻ đến bệnh viện điều trị. Nếu để bệnh tình càng lâu thì sẽ khiến bệnh khó điều trị hơn.

Các câu hỏi thường thắc mắc về bệnh lé mắt ở trẻ em

Theo như thống kê gần đây nhất matkinhauviet nhận thấy được có một số câu hỏi được thắc mắc nhiều như:

Chi phí chữa trị cho bệnh mắt lác ở trẻ là bao nhiêu?

chi phí trị bệnh lé mắt ở trẻ em
Tùy vào tình trạng của mắt mà sẽ có chi phí khác nhau

Tùy vào từng tình trạng bệnh nhân và cơ sở mà giá tiền cần bỏ ra cho một ca phẫu thuật mắt lé sẽ chênh lệch nhau. Tuy nhiên thông thường số tiền sẽ nằm ở mức từ 3 đến 5 triệu đồng.

Lác mắt ở trẻ em có phẫu thuật được không?

Trẻ vẫn có thể tiến hành phẫu thuật để chữa bệnh lác mắt, thậm chí phương pháp điều trị này còn mang đến hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên đối tượng phù hợp là trẻ trên 2 tuổi và đã có cơ mắt phát triển ổn định.

Trẻ từ khi mới được sinh ra có khả năng gặp nhiều bệnh bẩm sinh khác nhau, trong đó bệnh lé mắt ở trẻ em là vấn đề khá phổ biến. Tránh bệnh càng diễn biến nặng khó điều trị, khiến trẻ tự ti trong giao tiếp thì người lớn cần phát hiện sớm để đưa trẻ đi khám sớm nhất có thể. Cảm ơn bạn đã xem hết bài viết của matkinhauviet.

Xem thêm bài viết liên quan về bệnh mắt trẻ em: