Bệnh chắp mắt ở trẻ em là gì? Nguyên nhân- cách khắc phục

Bệnh chắp mắt ở trẻ em là gì? Nguyên nhân- cách khắc phục

Nếu bạn là bậc phụ huynh thì hãy nên quan tâm đến sức khoẻ của con cái vì trẻ em rất dễ gặp những căn bệnh lan man do sức đề kháng yếu hoặc nhiều nguyên nhân khác. Đặc biệt là bệnh chắp mắt ở trẻ em làm ảnh hưởng lớn đến mắt của trẻ nhỏ, cha mẹ nên đọc hết bài viết của matkinhauviet để phòng ngừa tốt nhất.

Bệnh chắp mắt ở trẻ em là gì? cha mẹ cần biết 

bệnh chắp mắt ở trẻ em
Bệnh chắp mắt ở trẻ em là gì?

Bệnh chắp mắt ở trẻ em khá tương tự như bệnh lẹo mắt, đây là căn bệnh vô cùng phổ biến đối với những lứa tuổi nhỏ dễ dàng mắc bệnh. Tình trạng này khiến cho phần mí mắt của bé trở nên sưng tấy, đỏ và đau nhức lan man, nó có thể xuất hiện ở một bên mắt hoặc cũng có thể là cả hai bên.

Không những vùng chắp mắt bị sưng mà thậm chí chúng còn có khả năng bị nhiễm khuẩn, từ đó khiến bệnh trở nên nặng nề hơn nếu không điều trị kịp thời. Nhìn bề ngoài cục chắp trông như một khối u nhỏ nằm trên mí mắt và khiến trẻ vô cùng khó chịu.

Tuy nhiên bạn nên biết rằng bệnh chắp và bệnh lẹo lại là hai căn bệnh khác nhau do có khá nhiều người nhầm lẫn. Bệnh chắp mắt ở trẻ em là do viêm tuyến mí mắt còn bệnh lẹo là do nhiễm trùng nang lông mi.

Ban đầu cục chắp mắt rất nhỏ và không gây cộm hoặc đau mắt, tuy nhiên dần dần nếu không được phát hiện sớm thì chúng sẽ to ra do dầu bị tắc nghẽn và bắt đầu gây đau đớn. So với bệnh lẹo mắt thì chắp mắt đỡ đau hơn nhưng khó điều trị hơn.

Nguyên nhân xuất hiện bệnh chắp mắt ở trẻ em và triệu chứng rõ rệt

nguyên nhân bệnh chắp mắt ở trẻ em
Nguyên nhân- triệu chứng bệnh chắp mắt ở trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh chắp mắt ở trẻ em mà các bậc phụ huynh nên biết để phòng ngừa bệnh tốt nhất cho trẻ của mình.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh chắp mắt bạn nên biết 

Mặc dù bệnh mắt trẻ em này không phải là căn bệnh quá nguy hiểm có tính lây lan cao, thông thường chúng sẽ tự khỏi. Tuy nhiên bạn cần biết nguyên nhân gây bệnh để phòng trường hợp bệnh tích mủ dẫn đến viêm nặng hơn. Lý do trẻ mắc bệnh chắp mắt có thể như sau:

  • Các tuyến dầu trong mi mắt bắt đầu bị nhiễm trùng do chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt không khoa học,…
  • Do các loại vi khuẩn nhiễm trùng tụ cầu xâm nhập vào mắt gây bệnh chắp ở trẻ.
  • Tuyến meibomius không nhiễm trùng bị tắc nghẽn do một vài nguyên nhân gây ra sự kích thích mô mềm dẫn đến viêm.

Triệu chứng của bệnh chắp mắt ở trẻ em để phòng ngừa

triệu chứng bệnh chắp mắt ở trẻ em
Vùng mí mắt bắt đầu sưng to là triệu chứng của bệnh chấp mắt ở trẻ em

Bạn có thể phát hiện trẻ em đang mắc bệnh chắp mắt khi trẻ xuất hiện các triệu chứng rõ rệt như ấn vào bờ mi thấy đau, vùng mi mắt bằng đầu sưng to hơn bình thường, thường xuyên chảy nước mắt, thấy cộm ở mắt, thấy mi mắt có mủ,… Nếu thấy một trong số những triệu chứng này thì bạn nên đi gặp các bác sĩ ngay nhé.

Cách điều trị hiệu quả nhất cho trẻ em bị bệnh chắp mắt

Phần lớn bệnh chắp mắt là lành tính, nó có thể tự động hết sau vài tuần hoặc có thể lên đến vài tháng. Tuy nhiên nếu trẻ cảm thấy quá khó chịu thì bạn có thể sử dụng những cách điều trị được các bác sĩ khuyên dùng để bệnh mau chóng khỏi.

Chườm nhiệt ấm lên mắt bị chắp của trẻ

chườm nhiệt lên mắt chấp của trẻ
Dùng khăn mềm thấm nước ấm đấp lên vùng mắt bị chấp của trẻ

Bạn có thể giúp bệnh chắp ở trẻ thuyên giảm bằng cách chườm nhiệt ấm lên mắt nhằm giảm kích thước vùng bị chắp. Rửa tay của bạn và của trẻ cho thật sạch sẽ tránh để vết thương nhiễm khuẩn, ôm trẻ vào lòng để bé cảm thấy an toàn tránh dãy dụa khiến va đập vào mắt.

Bạn hãy sử dụng một miếng gạc ấm hoặc một chiếc khăn đã được nhúng qua với nước ấm và đắp vào mắt khoảng 15 phút. Bạn hãy lặp lại thao tác này 5 lần / 1 ngày cho đến khi vết thương trở nên nhỏ dần hơn. Nên lưu ý làm ấm khăn nếu nó trở nên nguội để đạt hiệu quả cao nhất.

Giảm bệnh chắp bằng cách xoa bóp nhẹ nhàng lên mắt

Một trong những cách khiến vùng mắt bị chắp trở nên giảm bớt đó chính là thường xuyên xoa bóp cho mắt bé. Bạn chỉ nên xoa bóp thật nhẹ nhàng và không dùng lực lên vùng tổn thương khiến bé đau. Bạn có thể tiến hành trước khi ngủ hoặc sau khi chườm ấm cho mắt, biện pháp này sẽ giúp máu lưu thông.

Dùng thuốc nhỏ mắt cho bệnh chắp được bác sĩ khuyên dùng

dùng thuốc nhỏ mắt
Sản phẩm thuốc nhỏ mắt hiệu quả, nhanh chóng

Để ngăn ngừa và chữa trị bệnh chắp mắt ở trẻ em hiệu quả nhất chính là sử dụng các sản phẩm thuốc được các bác sĩ khuyên dùng và giới thiệu. Đó có thể là thuốc mỡ kháng sinh hoặc thuốc nhỏ mắt sát khuẩn. Kiên trì sử dụng trong vài tuần bệnh của trẻ sẽ hết hoàn toàn.

>>>> Trẻ nhà bạn sinh non, không đủ tháng. Liệu bệnh mắt ở trẻ sinh non có đang xảy ra với bé nhà bạn. Tìm hiểu bài viết sau đây để biết các triệu chứng,biểu hiện và có cách phòng ngừa nhanh chóng.

FAQ hay nhất về căn bệnh chắp mắt ở trẻ em

Có thể nói mặc dù chúng ta rất hiểu rõ về bệnh chắp mắt nhưng điều này không đồng nghĩa với việc bản thân sẽ không mắc bệnh 100%. Đó là lý do bạn nên biết cách phòng bệnh cùng các câu hỏi xoay quanh chủ đề bệnh chắp.

Cách phòng ngừa bệnh chắp ở mắt trẻ em tốt nhất là gì?

Bạn có thể dễ dàng phòng ngừa bệnh chắp mắt ở trẻ em bằng cách dạy trẻ không nên dụi mắt thường xuyên vì nó có tính nhiễm khuẩn cao. Bảo vệ mắt bằng cách đeo kính khi chạy xe ngoài khói bụi hay dọn dẹp nhà cửa, rửa tay thường xuyên và tẩy sạch mắt sau khi trang điểm.

>>> Đề xuất bài viết HOT tháng cho bạn: Trẻ em bị thâm quầng mắt là bệnh gì? Nguy hiểm đến sức khỏe?

Nếu chắp mắt không biến mất thì điều gì sẽ xảy ra?

Tùy theo mức độ của bệnh chắp mắt mà thời gian khỏi có thể kéo dài theo tuần hay tháng. Tuy nhiên nếu cha mẹ đã cho trẻ tiêm thuốc theo chỉ định bác sĩ và áp dụng nhiều cách chữa trị khác nhưng chắp mắt không biến mất thì có thể dẫn đến biện pháp cuối là phẫu thuật loại bỏ chắp mắt.

Gốc ngoài lề: Nháy mắt là một hiện tượng phổ biến và thường không nguy hiểm đến tính mạng. Đây là một dạng co bóp cơ cục bộ, gọi là co thắt cơ mi mắt. Tuy nhiên, khi trẻ em hay nháy mắt quá thường xuyên, đến mức gây khó chịu, ảnh hưởng đến chức năng của mắt và cuộc sống hàng ngày, có thể là dấu hiệu của một số bệnh khác nhau. Vậy trẻ em hay nháy mắt là bệnh gì? Có nguy hiểm?  

Nếu bị chắp mắt thì khi nào mới cần đi đến bác sĩ?

bệnh chắp mắt ở trẻ em khi nào cần đến bác sĩ
Nếu trẻ quá nhỏ bạn nên đưa đến trung tâm y tế gần nhất nhé

Bạn nên đưa bé đến gặp các bác sĩ chữa bệnh lẹo ngay lập tức nếu:

Trẻ mắc bệnh lẹo mắt dưới 3 tháng tuổi. Vậy liệu trẻ có đang mắc phải các chứng bệnh mắt ở trẻ sơ sinh hay không?

Nếu bé đã hơn 4 tháng tuổi nhưng bệnh chắp lan diện rộng thì bạn cũng nên đưa bé đi gặp bác sĩ.

Vết chắp không chảy mủ và biến mất sau hơn 1 tuần sử dụng nhiều cách chữa trị tại nhà.

Bệnh chắp mắt ở trẻ em không có tính nguy hiểm quá cao tuy nhiên nó sẽ trở nên nặng nề nếu bạn không chữa trị kịp thời cho bé hay vô tình khiến vết thương thêm nhiễm khuẩn. Sau khi đọc bài viết của matkinhauviet thì chúng tôi hy vọng mắt của bé nhà bạn luôn khỏe mạnh và sáng ngời, không mắc những căn bệnh khiến cha mẹ phải lo lắng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *