[SOS] Cần can thiệp kịp thời khi gặp bệnh mắt ở trẻ sinh non

[SOS] Cần can thiệp kịp thời khi gặp bệnh mắt ở trẻ sinh non

Trẻ sinh non có khả năng mắc các căn bệnh ở mắt rất cao do thời gian để hoàn thiện các chức năng là chưa đủ nhưng lại phải chào đời. Một trong các bệnh mắt ở trẻ sinh non nguy hiểm nhưng lại rất dễ gặp phải chính là bệnh võng mạc. Để tránh ảnh hưởng đến thị lực trẻ sau này thì tìm kiếm các phương pháp để phòng tránh là vô cùng cần thiết.

Giới thiệu về bệnh mắt ở trẻ sinh non – bệnh võng mạc

Bệnh mắt võng mạc ở trẻ sinh non là gì?

bệnh mắt ở trẻ sinh non là gì
Bệnh mắt ở trẻ sinh non là gì

Bệnh mắt ở trẻ sinh non được gọi tắt là ROP, đây là do sự phát triển bất thường mạch máu võng mạc sinh ra sự rối loạn ở mắt trẻ. Trẻ sinh non dưới 1,5kg và dưới 31 tuần là đối tượng dễ bắt gặp bệnh nhất. Nếu như phụ huynh không có sự phát hiện kịp thời và đưa trẻ đi điều trị thì nguy cơ dẫn đến mù vĩnh viễn là không hề thấp.

Bệnh võng mạc ở trẻ sơ sinh được chia ra làm 5 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1: Các mạch máu bất thường có sự tăng trưởng nhẹ.
  • Giai đoạn 2: Tăng trưởng trung bình.
  • Giai đoạn 3: Tăng trưởng nặng.
  • Giai đoạn 4: Tăng trưởng nặng và võng mạc bị bong một phần.
  • Giai đoạn 5: Võng mạc hoàn toàn bị bong hết.

Trẻ sinh non mắc bệnh võng mạc sẽ có 2 loại chính là bệnh nhẹ có thể tự hết và tình trạng nặng cần phải có các biện pháp để điều trị, trong đó 90% trẻ sẽ gặp thể nhẹ. Tuy nhiên để tránh biến chứng của bệnh như cận thị, bong võng mạc trễ, bị lác mắt,… thì cha mẹ cần đưa con đi khám để có sự can thiệp kịp thời.

Chữa trị bệnh mắt ở trẻ sinh non có quan trọng không?

Có, chữa trị bệnh mắt ở trẻ sinh non rất quan trọng để bảo vệ thị lực của trẻ. Trẻ sinh non thường có nguy cơ cao mắc các bệnh mắt như: ROP (Retinopathy of Prematurity – bệnh mạch máu vãn cục võng mạc), cataract (đục thủy tinh thể), glaucoma (tăng áp mắt), và bệnh lý võng mạc khác.

Những bệnh này có thể gây tổn thương và mất thị lực nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, việc chữa trị bệnh mắt ở trẻ sinh non là rất cần thiết và có thể giúp bảo vệ thị lực của trẻ.

Các phương pháp chữa trị em bé bệnh mắt có thể bao gồm: sử dụng thuốc nhỏ mắt, phẫu thuật, hoặc các phương pháp điều trị khác tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Việc chữa trị bệnh mắt cho trẻ sinh non cần được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa mắt để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh tình trạng tổn thương thị lực.

Nguyên nhân xuất hiện của bệnh mắt trẻ sinh non

nguyên nhân bệnh mắt trẻ sinh non
Nguyên nhân bệnh mắt trẻ sinh non

Một số nguyên nhân chính làm trẻ sinh non và gặp bệnh

Sự xuất hiện của các mạch máu võng mạc là bước đánh dấu quan trọng cho việc bắt đầu phát triển mắt của trẻ, thông thường là vào tuần 16 thai kỳ. Vào giai đoạn 12 tuần cuối của thai kỳ thì các mạch máu này sẽ phát triển nhanh hơn. Tuy nhiên khi mạch máu chưa tiếp cận các cạnh võng mạc xong để hoàn thiện chức năng thì trẻ đã sinh non, điều này khiến quá trình phát triển mắt bị gián đoạn từ đó sinh ra bệnh võng mạc.

Khiến trẻ sinh non xuất phát từ các nguyên nhân như:

  • Độ tuổi cũng có thể ảnh hưởng đến việc sinh non, đặc biệt là mẹ trẻ dưới 20 tuổi và mẹ trên 35 tuổi.
  • Thai phụ khi mang thai không được chăm sóc đầy đủ về thể chất, kinh tế không đủ khiến mẹ không tăng cân, mang thai nhưng vẫn phải lao động cực nhọc.
  • Do thai phụ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, phẫu thuật bụng trong khi đang mang thai, gặp chấn thương.
  • Do môi trường sinh hoạt của mẹ bầu bị ô nhiễm, tính chất công việc khiến tâm trạng căng thẳng.
  • Do thai phụ có tiền sử mắc bệnh gan, tim, thận, sản giật,…

Yếu tố môi trường có ảnh hưởng đến bệnh mắt ở trẻ sinh non không?

Yếu tố ảnh hương đến bệnh mắt ở trẻ sinh non
Yếu tố ảnh hương đến bệnh mắt ở trẻ sinh non

Yếu tố môi trường có ảnh hưởng đến bệnh mắt ở trẻ sinh non vì đây là một trong những lý do khiến thai phụ đẻ không đúng tuần. Môi trường bao gồm nhiều chất độc hại, ô nhiễm, không lành mạnh không những khiến người thường dễ nhiễm bệnh mà còn ảnh hưởng rất lớn đến mẹ bầu.

Một số triệu chứng xuất hiện khi trẻ mắc bệnh võng mạc

Cách nhận biết bệnh mắt trẻ sinh non sớm nhất

Cách nhận biết bệnh mắt trẻ sinh non
Cách nhận biết bệnh mắt trẻ sinh non

Dấu hiệu để nhận biết sớm bệnh võng mạc ở trẻ sơ sinh là rất khó trong giai đoạn đầu là 1 và 2. Chỉ khi bước vào giai đoạn tiến triển nặng hơn thì mới có thể quan sát được từ bên ngoài. Do đó cha mẹ cần đưa trẻ sinh non đi khám sàng lọc chuyên khoa mắt để nhận biết bệnh sớm nhất có thể.

Các triệu chứng chính của bệnh võng mạc ở trẻ sinh non

Không thể quan sát các diễn biến bất thường của mạch máu bằng mắt thường trong giai đoạn đầu mà thay vào đó phải sử dụng các thiết bị y tế. Khi bệnh bước vào giai đoạn nặng hơn thì sẽ xuất hiện các triệu chứng rõ rệt như:

  • Đôi mắt của trẻ sơ sinh có chuyển động bất thường dễ dàng thấy được.
  • Mắt trẻ của dấu hiệu bị lác (lé).
  • Thay vì màu đen thì đồng tử của trẻ lại có màu trắng.

Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh mắt ở trẻ sơ sinh

Phương pháp điều trị bệnh mắt ở trẻ sinh non
Phương pháp điều trị bệnh mắt ở trẻ sinh non

Chẩn đoán bệnh sớm để can thiệp kịp thời

Trước khi khám mắt, điều dưỡng sẽ tra thuốc giãn đồng tử cho trẻ ở cả hai bên mắt, đồng thời chấm khô thuốc tránh tác dụng phụ. Khi đồng tử của trẻ sơ sinh giãn tối thiểu 4mm, bác sĩ có chuyên môn cao sẽ tiến hành điều chỉnh khoảng cách đồng tử.

Đầu tiên là tiến hành soi võng mạc vùng hậu cực, tiếp theo là khám võng mạc phía thái dương. Nếu võng mạc thái dương chưa trưởng thành thì sẽ tiếp tục khám võng mạc ở các vùng khác.

Phương pháp điều trị bệnh mắt ở trẻ sinh non cha mẹ có thể yên tâm

Bệnh mắt võng mạc ở trẻ sinh non có thể điều trị bằng phương pháp phẫu thuật đông lạnh hoặc bằng laser. Ngoài ra cũng có thể điều trị bằng thuốc uống theo chỉ định bác sĩ nếu bệnh tình diễn biến nhẹ. Tùy vào kết quả chẩn đoán mà trẻ sẽ có cách chữa bệnh phù hợp nhất.

>>> Bài viết hay cho bạn: Bệnh nháy mắt ở trẻ em là gì? Thường thì tình trạng nháy mắt ở trẻ em là do cơ bắp mắt chưa phát triển hoàn thiện, do đó một số trẻ có thể bị nháy mắt khi mệt mỏi hoặc căng thẳng.

Lời khuyên nhằm giảm tác động của bệnh lên mắt trẻ

Lời khuyên bệnh mắt ở trẻ sinh non
Lời khuyên bệnh mắt ở trẻ sinh non

Nếu trẻ sơ sinh đang mắc bệnh võng mạc giai đoạn 1, 2 thì bác sĩ sẽ lên lịch tái khám ở lần tiếp theo. Do đó cha mẹ cần thực hiện đúng lịch của bác sĩ để bảo đảm an toàn cho mắt của trẻ, tuyệt đối không thể lơ là việc này.

Trường hợp bệnh mắt ở trẻ sinh non – bệnh võng mạc xuất hiện ở cả hai bên mắt thì cha mẹ hết sức để tâm, chẩn đoán xem bé có cần phẫu thuật hay không hay vẫn có thể sử dụng điều trị nội khoa. Do đó nhằm giảm tác động của bệnh lên mắt trẻ tốt nhất thì việc đưa trẻ đi đến bệnh viện thường xuyên là vô cùng cần thiết.

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh mắt trẻ sinh non?

Cách phòng ngừa được đề xuất

Một số biện pháp phòng ngừa đáng tin cậy để tránh bệnh võng mạc ở trẻ sơ sinh:

  • Mẹ <18 tuổi và >35 tuổi không nên có thai.
  • Thai phụ đã có tiền sử sinh non thì nên nhờ các bác sĩ tìm nguyên nhân để có cách điều trị tránh lặp lại.
  • Uống đủ nước cũng là cách phòng ngừa rất tốt cho mẹ bầu.
  • Thai phụ rất dễ mắc tiểu, tuyệt đối không nên nhịn và phải vệ sinh sạch sẽ tránh viêm nhiễm.
  • Thai phụ chỉ nên nằm nghiêng, hạn chế nằm ngửa, rất dễ ảnh hưởng thai nhi.
  • Không nên để tình trạng sức khoẻ quá stress hay căng thẳng.
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, tránh nơi có môi trường độc hại.

Tại sao phòng ngừa bệnh mắt trẻ sinh non rất quan trọng?

Trẻ sinh non không những dễ gặp bệnh võng mạc mà còn có thể bắt gặp nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác nhau về sức khỏe và thể chất, ngoài ra trẻ sinh non phát triển kém hơn những đứa trẻ sinh đủ tháng. Bệnh mắt ở trẻ sinh non còn có nguy cơ dẫn đến bệnh mù loà, do đó việc phòng ngừa và cả chữa trị đặc biệt quan trọng.

Không cha mẹ nào muốn trẻ của mình mắc phải bệnh mắt ở trẻ sinh non, do đó bạn cần có đủ kiến thức về tình trạng này nếu thai nhi mắc phải. Để giúp trẻ có cơ hội phát triển như những bạn đồng trang lứa thì hy vọng bài viết của matkinhauviet có thể đem lại sự bổ ích cho các độc giả.

>>> Bệnh thâm quầng mắt có xuất hiện ở trẻ em? Biểu hiện như thế nào? Liệu có nguy hiểm? 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *