Các bệnh về mắt ở trẻ em trở nên ngày càng phổ biến hơn do thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống không điều độ, từ đó khiến sức đề kháng của cơ thể và mắt ngày càng mất dần. Chúng ta không thể lơ là bệnh mắt ở trẻ em do chúng có sức tàn phá vô cùng khủng khiếp, nghiêm trọng hơn là mù loà. Matkinhauviet sẽ liệt kê các bệnh mắt nguy hiểm cần tránh ở trẻ em ngày nay.
Bệnh cận thị (Myopia) gây giảm thị lực ở trẻ
Cận thị- các bệnh về mắt ở trẻ em chỉ cần nhắc đến tên là chúng ta sẽ hiểu rõ cơ thể gây giảm thị lực của nó, đây là bệnh mắt trẻ em dễ bắt gặp nhất ngày nay. Tuy nhiên nếu phát hiện kịp thời thì sẽ không gây các ảnh hưởng nghiêm trọng khác.
– Nguyên nhân: Do độ cong của giác mạc hoặc thủy tinh thể quá lớn khiến ánh sáng tập trung trước võng mạc, do trục nhãn cầu của mắt dài ra gây bệnh Myopia, do chấn thương mắt làm thủy tinh thể bị sai lệch vị trí. Ngoài ra cũng có thể là do mắt trẻ tiếp xúc với điện thoại quá nhiều khiến ánh sáng xanh xâm nhập vào mắt dễ dàng.
– Biểu hiện sớm: Tầm nhìn xa trở nên mờ, không thể nhìn rõ nhưng những vật ở gần thì c10ó thể nhìn được. Khó khăn trong việc lái xe, học tập, sinh hoạt,…
– Triệu chứng rõ rệt: Thường xuyên đau nhức mắt, mỏi mắt, chảy nước mắt, không thể nhìn rõ các vật ở xa, hay căng mắt và nhức đầu.
Các bệnh về mắt ở trẻ em – Xoắn đường nhìn (Strabismus)
Các bệnh về mắt ở trẻ em, bệnh mắt Strabismus dễ bắt gặp ở trẻ em và trẻ sơ sinh, bệnh không phân biệt giới tính ở trẻ. Đây là tình trạng bệnh khiến mắt trẻ bị lệch, không đồng đều với nhau và rất dễ ảnh hưởng đến sau này. Sau đây sẽ là dấu hiệu bệnh mắt ở trẻ em khi gặp xoắn đường nhìn.
– Nguyên nhân: Bệnh mắt xoắn đường nhìn được gây ra bởi các vấn đề liên quan đến cơ mắt, dây thần kinh kiểm soát não bộ và mắt. Ngoài ra bệnh nhân có tiền sử bệnh như suy nhược cơ, tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, cao huyết áp, đa xơ cứng.
– Biểu hiện sớm: Cha mẹ dễ nhận biết trẻ bị bệnh khi mắt lệch về các hướng khác nhau, trong khi một bên mắt nhìn thẳng thì bên còn lại sẽ hướng về bên mũi, bên tai, trên hoặc dưới.
– Triệu chứng rõ rệt: Mắt trẻ không có sự đồng nhất cùng nhau khi di chuyển, thường xuyên nheo mắt và nhạy cảm với ánh sáng, muốn quan sát phải nghiêng đầu, nhìn đôi, nhận thức chiều sâu sai lệch.
Ruồi bay đục dịch kính ảnh hưởng nghiêm trọng (Vitreous opacities)
Đục thủy tinh thể Vitreous opacities hay còn được gọi là ruồi bay đục dịch kính là các bệnh về mắt ở trẻ em gây ra biến chứng nghiêm trọng nếu không kịp chữa trị. Cha mẹ hết sức quan tâm đến trẻ để tránh nguy cơ mắc bệnh.
– Nguyên nhân: Trẻ bị cận thị hoặc do tính di truyền từ cha mẹ.
– Biểu hiện sớm: Bệnh nhân sẽ thấy hiện tượng ruồi bay lơ lửng trước mắt, xuất hiện các nốt nhỏ hay các dấu chấm tròn.
– Triệu chứng: Các hiện tượng ruồi bay xuất hiện ngày càng nhiều nhưng dần sẽ khiến người bệnh khó chịu mắt, khó tập trung mắt hay quan sát xung quanh, hay mỏi mắt.
Bệnh mắt đục thủy tinh thể xuất hiện ở trẻ em (Pediatric vitreous opacities)
Một trong các bệnh về mắt ở trẻ em có sức phá hủy nghiêm trọng chính là đục thủy tinh thể (Pediatric vitreous opacities). Bệnh khiến tầm nhìn thị lực bị ảnh hưởng lâu dài gây bất tiện trong các hoạt động hàng ngày, từ đó khiến khả năng quan sát giảm dần.
– Nguyên nhân: Bệnh có thể bắt nguồn từ yếu tố di truyền, bẩm sinh hoặc do tác động của các loại virus có hại và do chấn thương vùng mắt.
– Biểu hiện sớm: Thị lực kém hơn mỗi ngày, loá mắt, lác mắt gây khó chịu.
– Triệu chứng: Trẻ không thể nhìn theo một vật nào đó, ngồi rất gần khi xem tivi hoặc điện thoại, đi đứng dễ vấp ngã, học hành giảm do không thấy chữ trên bảng,…
Bệnh dị tật khúc xạ ở mắt (Refractive errors)
Dị tật khúc xạ ở mắt trẻ (Refractive errors) khiến thị lực trẻ không thể nào sáng rõ như những bạn đồng trang lứa. Bệnh này bao gồm cả cận thị, loạn thị và viễn thị.
– Nguyên nhân: Do yếu tố di truyền, tư thế học tập ngồi sai, môi trường hoạt động kém ánh sáng gây bệnh.
– Biểu hiện sớm: Mắt bắt đầu mờ theo thời gian, hay mỏi mắt, nhức mắt, thị lực giảm.
– Triệu chứng: Nhìn đôi, nhìn ba, hay nheo mắt, mắt dễ mỏi khi chỉ vừa tiếp xúc với điện thoại, khó tập trung mắt và mắt trở nên nhạy cảm hơn.
Các bệnh về mắt ở trẻ phổ biến – Loạn khúc xạ (Abnormal Refraction)
Tương tự như dị tật khúc xạ ở mắt, loạn khúc xạ có tên gọi khoa học Abnormal Refraction cũng gây ảnh hưởng đến tầm nhìn và có các triệu chứng gây khó chịu.
– Nguyên nhân: Thói quen sinh hoạt quá mức không cho đôi mắt có thời gian nghỉ ngơi, ngồi quá nhiều trước màn hình máy tính, môi trường xung quanh bị ô nhiễm hay yếu tố di truyền.
– Biểu hiện sớm: Dấu hiệu của sự mờ mắt, các con chữ trở nên mờ nhoè, không thể lái xe.
– Triệu chứng: Bệnh mắt trẻ em loạn khúc xạ khiến đầu thường xuyên phải đau nhức, nhìn đôi, nhìn thấy vầng sáng của đèn đường, mắt hay nhức mỏi, khó tập trung mắt.
Nhược thị là bệnh mắt ở trẻ em cần tránh (Amblyopia)
Khả năng làm việc của mắt sẽ mất hoàn toàn nếu không có các biện pháp điều trị bệnh nhược thị (Amblyopia).
– Nguyên nhân: Mất cân bằng về cơ mắt, nhược thị khúc xạ, bị cận thị, thiếu kích thích khiến mắt bị lười, tiền sử gia đình đã mắc bệnh trước đó, trẻ bị sinh non.
– Biểu hiện sớm: Mắt có dấu hiệu bị lệch ra ngoài hoặc vào trong, không có sự đồng nhất khi cả hai mắt đều hoạt động di chuyển.
– Triệu chứng: Thị lực trở nên bị suy giảm không có khả năng nhìn xa, đầu hơi nghiêng về một bên, trẻ hay nheo mắt để nhìn rõ mọi thứ.
Trẻ hay gặp bệnh viêm kết mạc (Conjunctivitis)
Viêm kết mạc là bệnh đau mắt đỏ xuất hiện phổ biến ở trẻ em và gây ra nhiều tình trạng đau đớn mắt đầy nguy hiểm. Nếu không có các biện pháp phòng tránh hay chữa trị thì nguy cơ dẫn đến mù lòa là rất cao.
– Nguyên nhân: Bệnh xuất phát từ sự xâm nhập của các loại virus, vi khuẩn, do sự dị ứng của cơ thể và chấn thương mắt.
– Biểu hiện sớm: Mắt có biểu hiện đỏ, ra nhiều gỉ mắt, có cảm giác cộm trong mắt.
– Triệu chứng: Tình trạng phù mi, chảy nước mắt, bệnh ngứa mắt ở trẻ em, giảm thị lực, hay chói mắt cùng các triệu chứng khác như ho, sốt, viêm họng,…
- Xem thêm: Liệu bệnh đau mắt trắng ở trẻ em có liên quan đến bệnh viêm kết mạc, cùng đọc bài viết sau
Viêm nước mắt phá hủy thị lực trẻ nhỏ (Dacryocystitis)
Bệnh viêm nước mắt là một trong các bệnh về mắt ở trẻ em, hay còn được dân gian gọi là chảy nước mắt sống. Bệnh xuất phát từ nhiều nguyên nhân khiến tình trạng sức khoẻ mắt giảm xuống đáng kể.
– Nguyên nhân: Tắc lệ đạo, nhiễm trùng mắt, dị ứng, khô mắt, do kính áp tròng bị bẩn, dây thần kinh bị liệt,…
– Biểu hiện sớm: Thông thường nước mắt sẽ chảy thẳng xuống mũi hoặc miệng, nhưng khi mắc bệnh nước mắt sẽ trào ra từ góc trong của mắt.
– Triệu chứng: Thấy mủ trào ra khi ấn vào góc trong của mắt, có cảm giác đau nhức mắt, trẻ nhỏ sẽ luôn khó chịu, la khóc, quấy rầy do đau đớn mắt.
Viễn thị (Hyperopia) có phải một trong các bệnh về mắt ở trẻ em?
Trái ngược với cận thị chỉ có thể nhìn được các vật ở gần, không nhìn được các vật ở xa thì viễn thị (Hyperopia) lại có thể nhìn xa tốt nhưng vật ở gần thì lại rất mờ. Không chỉ là người lớn tuổi mà trẻ nhỏ cũng rất hay gặp phải bệnh này.
– Nguyên nhân: Trục nhãn cầu ngắn hơn người thường khiến ánh sáng hội tụ sau võng mạc hoặc do tính bẩm sinh.
– Biểu hiện sớm: Thị lực không còn sáng sủa và ổn định, phải đưa các vật ra xa tầm mắt mới có thể nhìn được.
– Triệu chứng: Mệt mỏi khi phải tập trung mắt ở khoảng cách gần, thường xuyên đau đầu và nhức mỏi mắt.
Bệnh mắt ở trẻ em – Loạn thị (Astigmatism) giảm thị lực
Loạn thị là hội chứng Astigmatism ở mắt người khiến tầm nhìn trở nên méo mó, khác thường khiến các nhận định trở nên không chính xác. Một khi mắc bệnh thì không thể nào hồi phục và có khả năng tăng dần theo thời gian.
– Nguyên nhân: Do có tính di truyền từ cha mẹ, chấn thương mắt hoặc có thể là biến chứng của các ca phẫu thuật mắt trước đó, do trẻ sinh thiếu khoáng.
– Biểu hiện sớm: Dù cho có ở khoảng cách gần hay xa thì hình ảnh thu vào trong tầm mắt cũng trở nên méo mó.
– Triệu chứng: Nếu tập trung nhìn quá mức sẽ khiến đầu đau nhức, hay nheo mắt, mỏi mắt, không thể quan sát rõ trong không gian tối.
Xuất huyết thuỷ tinh thể ảnh hưởng đến mắt trẻ (Vitreous degeneration)
Xuất huyết dịch kính hay Vitreous degeneration là bệnh gây mất thị lực cực kỳ nghiêm trọng ở mắt trẻ em và cả người trưởng thành. Tình trạng xuất hiện khi người bệnh thấy màu hồng tươi hay màu đen bao phủ mắt.
– Nguyên nhân: Nguyên nhân chủ yếu là chấn thương mắt và chấn thương não sọ, tổn thương mạch máu hoặc người bị đái tháo đường.
– Biểu hiện sớm: Những hình ảnh thu về tầm mắt trở nên mờ nhạt, cảm giác như có cặn nổi trong tầm mắt, nhìn thấy các vệt đỏ.
– Triệu chứng: Thị lực suy giảm nhanh chóng, xuất hiện những làn sương đen che phủ mắt.
Trẻ nhà bạn bị sinh thiếu tháng ( trẻ sinh non), ngoài các vấn đề về sức khỏe của trẻ thì bệnh mắt ở trẻ sinh non xuất hiện ngày càng nhiều. Bậc làm cha mẹ dừng lỡ lỡ bài viết sau nếu không muốn trẻ sinh non gặp các vấn đề sức khỏe sau này.
Bệnh đục thủy tinh thể do sơ sinh (Congenital vitreous opacity)
Các bệnh về mắt ở trẻ em và đặc biệt là bệnh đục thủy tinh thể- bệnh mắt ở trẻ sơ sinh là bệnh lý không thể xem thường hay lơ là. Nhiều người lầm tưởng là chỉ có người cao tuổi mới gặp bệnh này nhưng thực tế là trẻ mới sinh cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.
– Nguyên nhân: Do nhiễm sắc thể 13, hội chứng loạn sản sụn, hội chứng Lowe, thiếu galactose máu, hội chứng Rubella bẩm sinh, loạn sản ngoại bì,…
– Biểu hiện sớm: Thị lực bắt đầu suy yếu, loá mắt gây khó chịu, lác mắt.
– Triệu chứng: Trẻ đi đứng khó khăn vì không có tầm nhìn rõ ràng, không thể nhìn chữ trên bảng để học tập.
Bênh cạnh các yếu tố nguyên nhân bệnh mắt ở trẻ do tác nhân bên trong thì các yếu tố gây tổn thương mắt ở trẻ bên ngoài như: Bệnh chắp mắt ở trẻ vào những ngày thời tiết thay đổi thất thường ngày càng phổ biến. Cùng các chuyên gia giải đáp các vấn đề về bệnh chắp mắt ở trẻ.
Các câu hỏi liên quan về Các bệnh về mắt ở trẻ
Làm thế nào để phát hiện sớm các vấn đề về mắt ở trẻ em?
Để phát hiện sớm các vấn đề về mắt ở trẻ em, bạn có thể thực hiện các bước sau:
- Kiểm tra định kỳ: Trẻ em cần được kiểm tra mắt định kỳ từ sơ sinh đến khi bước vào trường học. Nếu trẻ có tiền sử bệnh về mắt, hoặc có bất kỳ triệu chứng nào như chớp mắt, khó nhìn, chảy nước mắt hoặc bất kỳ vấn đề khác liên quan đến mắt, thì cần kiểm tra thường xuyên hơn.
- Nhận biết triệu chứng: Các triệu chứng như mắt đỏ, khó nhìn, chớp mắt, chảy nước mắt, hoặc mất tập trung khi đọc hoặc nhìn vật cách xa có thể là dấu hiệu của vấn đề về mắt.
- Quan sát hành vi của trẻ: Nếu trẻ hay nhắm mắt, nhìn kỹ hoặc gật đầu liên tục khi đang xem TV hoặc đọc sách, đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề về mắt.
- Thực hiện kiểm tra đơn giản: Bạn có thể thực hiện kiểm tra đơn giản tại nhà bằng cách đưa một vật nhỏ, ví dụ như một đốm sáng, gần mắt của trẻ và quan sát xem trẻ có nhìn thấy nó không.
Nếu bạn phát hiện bất kỳ vấn đề nào liên quan đến các bệnh về mắt ở trẻ em, hãy đưa trẻ đến bác sĩ mắt để được khám và chẩn đoán chính xác.
Nháy mắt là một phản xạ tự động của cơ bắp mi mắt, giúp duy trì độ ẩm và loại bỏ bụi và cặn trên mắt. Trẻ em có thể nháy mắt thường xuyên mà không phải là bệnh. Vậy, trẻ em hay nháy mắt là bệnh gì? và nháy mắt liên tục và thường xuyên trong một khoảng thời gian dài, thì có thể đó là một triệu chứng của một số vấn đề sức khỏe. Cùng chống tôi giả đáp vấn đề trên nhé!
Những loại thực phẩm nào tốt cho sức khỏe mắt của trẻ em?
Một số loại thực phẩm tốt cho sức khỏe các bệnh về mắt ở trẻ em bao gồm:
-
- Rau xanh: Rau xanh chứa nhiều vitamin A, C, K, axit folic và khoáng chất như sắt và canxi. Một số rau xanh tốt cho mắt của trẻ bao gồm rau chân vịt, cải xoong, rau muống, rau bina, rau rong biển và rau cải xanh.
- Trái cây: Trái cây giàu chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất có lợi cho mắt của trẻ. Một số loại trái cây tốt cho mắt của trẻ bao gồm dâu tây, việt quất, cam, chanh, bơ, quả lê, táo và nho.
- Các loại hạt: Hạt chứa nhiều vitamin E, omega-3 và các chất chống oxy hóa có lợi cho mắt. Một số loại hạt tốt cho mắt của trẻ bao gồm hạt dẻ, hạt óc chó, hạt chia và hạt hạnh nhân.
- Cá: Cá là nguồn giàu omega-3 và các chất dinh dưỡng khác có lợi cho mắt. Một số loại cá tốt cho mắt của trẻ bao gồm cá hồi, cá ngừ, cá trích và cá thu.
- Trứng: Trứng chứa lượng lớn lutein và zeaxanthin, hai chất chống oxy hóa có lợi cho mắt. Trứng cũng là nguồn giàu protein, vitamin và khoáng chất.
Chú ý rằng, để có được lợi ích tốt nhất cho mắt, trẻ cần phải có một chế độ ăn uống cân bằng, đa dạng và giàu dinh dưỡng tổng thể.
Bên trên là Top 13 các bệnh về mắt ở trẻ em nghiêm trọng mà cha mẹ nên biết để phòng tránh hợp lý cho con em của mình. Một khi mắc bệnh thì khả năng có thể phục hồi để lấy lại một đôi mắt sáng khỏe là vô cùng thấp. Hy vọng các kiến thức được matkinhauviet chia sẻ bên trên có thể giúp ích được cho bạn.
Trẻ em bị thâm quầng mắt là bệnh gì? Thâm quầng mắt ở trẻ em thường không được coi là một bệnh, mà là một dấu hiệu thông thường của sự mệt mỏi hoặc thiếu ngủ. Tuy nhiên, nếu thâm quầng mắt xảy ra liên tục hoặc kéo dài thì có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe khác. Xem bài viết sau để biết cách chữa trị cho trẻ nhé.
Xem thêm bài viết liên quan về bệnh mắt ở trẻ mới nhất:
- Bệnh lé mắt ở trẻ em
- Bệnh đau mắt hột ở trẻ em
- Bệnh vàng mắt ở trẻ em
- Bệnh rối loạn điều tiết mắt ở trẻ em
- Bệnh sụp mí mắt ở trẻ em